Cây ngải cứu

Cây ngải cứu – Vị thuốc dân dã mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae) là loại cây thân thuộc đối với người dân Việt Nam, có thể dễ bắt gặp loài cây này gặp hoang dại ở các vùng quê, hoặc trồng quanh vườn nhà làm nguyên liệu chế biến món ăn và thuốc rất tốt cho sức khỏe. Cây ngải cứu còn có nhiều tên gọi như: ngải điệp, cây thuốc cứu, cây thuốc cao.

Cây ngải cứu

Tìm hiểu về họ cây ngải cứu:

Cây ngải cứu là loại cây thân cỏ, trên thân có rãnh dọc. Lá ngải cứu không có cuống, mọc so le trên thân cây, lá có mặt trên và dưới khác nhau: mặt trên nhẵn, màu lục hơi sẫm; mặt dưới có màu trắng phủ lớp lông nhỏ.Ngải cứu ít phát triển vào mùa đông, hầu như chỉ còn thân ngầm, đến mùa xuân sẽ bắt đầu phát triển mạnh. Nhân giống ngải cứu bằng cách giâm các đoạn thân, cành bánh tẻ.

Cây ngải cứu có vị thơm nồng, hơi đắng đến rất đắng (tùy thuộc vùng trồng, thời tiết, khí hậu,..), tính cay ấm, tác dụng lưu thông khí  huyết, chữa các bênh do hàn, lá ngải cứu sao cháy có tác dụng cầm máu… sử dụng trực tiếp lá, ngọn, hoa tươi hoặc có thể phơi khô trong bóng ( ngải cứu phơi khô, bảo quản tốt để càng lâu càng tốt), ngải cứu phơi khô nghiền nhỏ thành bột, rây lọc phần lọc lông tơi trắng trong đông y gọi là: ngải điệp.

Cây ngải cứu

Công dụng của cây ngải cứu:

Sau đây, xin được giới thiệu một số công dụng, bài thuốc dân gian có sử dụng cây ngải cứu:

– Tác dụng ôn khí huyết, điều hòa lưu thông tuần hoàn máu, chữa suy nhược cơ thể, đau đầu hoa mắt:

+ Dùng 8-12 gam ngọn, lá ngải cứu tươi sắc hoặc xay lấy nước uống.

+ Dùng lá, ngọn ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm gia vị, chiên hoặc đồ chín làm thức ăn.

+ Sử dụng 1 con gà ri (gà ác) 150g ,250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) ăn trong ngày. Liên tục 1-2 tuần.

Cây ngải cứu
Cây ngải cứu

+ Bột ngải cứu và bột mạch nha (tỷ lệ: 1:3), thêm mật ong vừa đủ viên lại thành viên có tác dụng bổ máu (6-10g/ viên). Có tác dụng bổ, máu, tăng lưu thông khí huyết. liều dùng 1-2 viên/ ngày.

– Tác dụng điều kinh, chữa đau bụng kinh:

+ Khoảng 7 ngày trước kỳ kinh, hằng ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) đun hoặc hãm nước uống 3 lần/ ngày, Nếu dùng dạng bột  thì sử dụng 5-10g/ ngày, dạng cao đặc thì sử dụng 1-4g/ ngày.

+ Trường hợp kinh nguyệt không đều không tính được chu kì thì vào ngày bắt đầu của kỳ kinh và trong những ngày có kinh, sử dụng 10g  ngải cứu khô sắc với 200ml đến khi còn 100 ml chia uống thành 2 lần/ngày (có thể thêm đường để uống). Sau 1- 2 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

+ Nấu cao hương ngải điều kinh: củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, bạch đồng nữ (tỉ lệ 1:1:1:1),  nấu thành dạng caouống 30-60ml/ ngày.

Cây ngải cứu
Cây ngải cứu

 – Tác dụng giúp an thai: Ngải cứu có tác dụng lưu thông khí huyết nhưng không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai, ngược lại còn có tác dụng an thai. Nếu mang thai gặp hiện tượng đau bụng, ra máu, sử dùng 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô, thêm 600ml nước, sắc đến khi còn 100ml, chia ra làm 3-4 lần uống/ngày.

 – Tác dụng cầm máu, hỗ trợ sơ cứu vết thương: Khi bị thương chảy máu nhanh chóng  sử dụng lá ngải cứu tươi giã nét + 1/3 muỗng cà phê muối  đem đắp lên vết thương, sẽ cầm máu giảm đau.

– Tác dụng trị mụn, mẩn ngứa: Trẻ em hay thường mẩn ngứa rôm sẩy, sử dụng lá ngải cứu xay lấy nước tắm cho trẻ. Đối với trị mụn sử dụng lá ngải cứu tươi giã nát đắp mặt nạ, sử dụng thường xuyên sẽ giảm mụn, liền sẹo, da trắng hồng.

– Tác dụng chữa đau đầu, đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương: Sử dụng 300g ngải cứugiã nát + 2 muỗng mật onglọc lấy nước uống vào buổi trưa và chiều. Uống liên tục 1-2 tuần.

Có thể bạn quan tâm: 

– Làm cỏ dọn vệ sinh vường trồng, phát quang các bụi rậm quanh vườn ngăn chặn mầm mống côn trùng gây hại tồn tại.

– Tưới tiêu nước phù hợp kịp thời, tránh để vườn bị ngập úng. Sau vụ thu hoặc có thể bơm nước vào vườn, sau đó thoát nước để tiêu diệt mầm mống sâu bệnh còn tồn dư.

– Tạo điều kiện cho các loài sinh vật thiên địch như: ong ký sinh nhóm: Encasia, Aphytis, Metaphycus và các loài bọ rùa,… phát triển trong vườn để hạn chế sự phát triển của côn trùng hại.

Chú ý: Không sử dụng quá nhiều ngải cứu liên tục sẽ gây ngộ độc: làm cho thần kinh TW bị hưng phấn quá mức, tay chân run thậm chí co giật, tê liệt, ảo giác, tổn thương não bộ. Và đối với các trường hợp sốt không nên sử dụng ngải cứu.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *