Nội dung bài viết
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch đồng đạt hiệu quả kinh tế cao
1. Đặc tính sinh học của ếch đồng:
Ếch đồng là động vật lương cư nước ngọt sống ở nơi ẩm ướt và gần nguồn nước như: ao, hồ, sống, suối, mương, rạch,.. Có khả năng hô hấp qua cả phổi và da vì vậy nếu gặp điều kiện khô hạn ếch sẽ bị chết. Ếch chịu rét và nóng kém, lại không biết đào hầm trú đông nên khi nuôi ếch cần chống nắng và rét tốt. Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để ngụy trang trong môi trường. Thức ăn của ếch là: ruồi, muỗi, giun,tôm, tép, lươn, ốc, trai, hến, các loại ấu trùng côn trùng.
Mắt ếch lồi to, có mí mắt, tuy vậy mắt ếch lại không tinh, ếch chỉ có thể nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh da trời ) còn những động vật ở trạng thái bất động êch lại khó phát hiện ra nhưng bù lại phản ứng bắt mồi của ếch rất nhạy bén. Ếch nhảy khá xa, bơi giỏi tuy nhiên lại thường quanh quẩn quanh nơi ở ít khi di chuyển xa. Ếch không sinh trưởng trong môi trường đất, nước chua mặn, nhiều kim loại nặng, hóa chất độc hại, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào, bị rắn và chuột ăn thịt. Khi còn là nòng nọc ếch thích ăn cám gạo, cám ngô để bổ sung thêm canxi.
Ếch đồng sinh trường khá nhanh, khi thả ếch giống có khối lượng 3 – 5 g/con, sau khi nuôi 1 tháng ếch có thể đạt 25 – 30 g/con, nuôi tiếp 3 – 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 – 100 g/con.
Ếch đồng đẻ rộ vào mùa xuân đầu hạ, sau những đêm mưa rào, sẽ nghe được tiếng ếch gọi bạn tình, bắt cặp và sinh sản. Ếch cái đẻ năm thứ nhất từ 2.500 – 3.000 trứng. ếch 3 – 4 tuổi đẻ 4.000 – 5.000 trứng/năm.
Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên hình tròn (kích thước nhỏ hơn trứng cá chep) dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước, sau 7 – 10 ngày trứng nở thành nòng nọc sống hoàn toàn dưới nước như cá. Sau khoảng 30 – 40 ngày sau, nòng nọc mọc ra 2 chân sau, kế đến là hai chân trước, sau đó bị đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, biến thành ếch và sống trên cạn.
2. Nuôi ếch đồng thương phẩm:
Hiện nay, nguồn ếch tự nhiên ngày càng khan hiếm, do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, nguồn cung tự nhiên không còn đáp ứng kịp nên nuôi ếch thương phẩm là giả pháp giảm áp lực khai thác ếch tự nhiên đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tùy vào mục đích nuôi mà chúng ta có các biện pháp kỹ thuật cụ thể:
2.1. Nuôi ếch để sản xuất giống ếch con
– Nuôi ếch bố mẹ để cho đẻ
+ Nơi nuôi vỗ : Ao nuôi có diện tích khoảng 50 m2, chủ động được nguồn nước sạch , hệ thống tiêu thoát nước tốt, có hang cho ếch trú ẩn, thả bèo, rau muống trong ao nuôi. Tốt nhất trước khi đẻ 1 tháng nên nuôi tách riêng con đực và con cái.
+ Cách phân biệt ếch đực – cái :
Ếch đực: Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm thanh. Bàn chân trước nháp hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai sinh dục), da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái, cùng tuổi, ếch đực nhỏ hơn ếch cái, ếch đực càng già, màng kêu càng to, tiếng kêu càng dõng dạc vang xa; còn ếch cái: đến mùa sinh sản thì ếch cái bụng to, mềm hơn ếch đực.
+ Mật độ nuôi vỗ : Đối với ếch đực nuôi vỗ với : 3 – 5 con/m2, ếch cái nuôi vỗ với mật độ 3 – 4 con/m2; Khi cho đẻ : Mật độ nuôi: 1 – 5 cặp/m2 mặt nước.
+ Chế độ nuôi vỗ : Tăng tỷ lệ thức ăn có nguồn động vật trong khẩu phần thức ăn của ếch 30% thức ăn là giun, giòi, cua, ốc,… và 70% bột ngũ cốc;
+ Quản lý: Thường xuyên theo dõi, quan sát sự thay đổi của ếch trong ao nuôi: về số lượng, trọng lượng, sinh sản, sức khỏe,…
+ Cho ếch đẻ: Vào khoảng cuối xuân đầu hạ (tháng 3 âm lịch, khi thấy bụng ếch cái to mềm và có tiếng kêu thưa thớt gọi bạn tình của ếch đực, là báo hiệu 3 – 4 ngày sau ếch sẵn sàng đi đẻ; Nếu nuôi riêng ếch đực – cái thì buôi tối mở cửa cho ếch đực và ếch cái gặp nhau
+ Ương trứng ếch: Sau khi ếch đẻ thì tách toàn bộ ếch bố mẹ sang ao khác, để nguyên các ổ trứng trong ao, ương cho nở tự nhiên (hoặc gom trứng ếch tập trung lại một khu để tiện quản lý); trong điều kiện nhiệt độ ấm 22 -24 độ C, khoảng 22-24h trứng ếch sẽ nở thành nòng nọc. Khi đó cần gây tạo nguồn sinh vật phù du trong ao nuôi để nuôi dưỡng nòng nọc; 3-4 ngày sau cho nòng nọc ăn thêm bột gạo, bột mì với khẩu phần 200-300g/1 vạn con/ ngày. Sau 8 ngày nuôi ở bể, san thưa nòng nọc sang nuôi ở ao nôi khác với mật độ 500 – 1000 con/m2. Tăng khẩu phần thức ăn lên thành : 0,5 – 1 kg/1 vạn con/ ngày trong đó đạm động vật chiếm 20 – 30 % trộn với bột ngũ cốc chiếm70 – 80%. Tuỳ vào nhiệt độ, từ 21 – 25 ngày, nòng nọc sẽ biến thái thành ếch con.
+ Nuôi ếch giống : mật độ nuôi 50 – 100 con/m2.Thành phần thức ăn là : 30% Đạm động vật với 70% mì sợi, bún khô ngâm nước, cơm nguội; cho ăn 2 lần 1 ngày với lượng thức ăn dựa vào trọng lượng ếch trong ao (8 – 10% trọng lượng ếch có trong ao, vườn tương đương khoảng 1 kg thức ăn/1000 con/ngày); khoảng 50 ngày tuổi, ếch con đạt cỡ ếch giống (5 – 10g/con).
2.2. Kỹ thuật nuôi ếch lấy thịt
– Ðịa điểm nuôi ếch: Vườn hoặc ao có diện tích tối thiểu 50m2, có nguồn nước chủ động, sạch; tạo hang cho ếch chú ẩn, xây tường gạch bao quanh, xung quanh có cây tỏa bóng mát; Thả bèo tây hoặc trồng rau muống 2/3 diện tích mặt ao. Có thể tạo thêm ánh sáng màu, trồng thêm hoa.
– Chọn thả giống ếch nuôi lấy thịt: ếch giống có trọng lượng 5 – 10g/con, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và đã quen ăn thức ăn chế biến; Thả với mật độ 40 – 60 con/m2
– Thức ăn cho ếch nuôi lấy thịt: Khẩu phần ăn mỗi ngày (chia làm 2 lần sáng, chiều) có trọng lượng khoảng 8 -10% tổng trọng lượng ếch trong ao gồm: giun, giòi, tôm, cua, côn trùng,…Ngoài ra cho ếch ăn thêm hỗn hợp 80% bột ngũ cốc nấu chín trộn với 20% bột cá tạp, ruột ốc xay nhỏ,… Lưu ý: trước khi cho ếch ăn cần dọn dẹp sạch sẽ sàn ăn của ếch.
– Chăm sóc quản lý : Nuôi tạo thêm nguồn thức ăn có sẵn trong ao nuôicho ếch để tăng vận động bắt mồi của ếch: như cua, cá, tôm, tép,…Thường xuyên theo dõi mọi hoạt động của ếch : Mức ăn, tốc độ lớn, trọng lượng, mức dộ hoạt động, tình hình bệnh, chất nước xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra;
2.3. Thu hoạch
– Thu hoạch : Thu vào sáng sớm hoặc chiều mát, sử dụng dụng cụa trơn nhẵn, phụ thuộc vào đối tượng: ếch co thu bằng lưới nilon mắt nhỏ, ếch thịt thu bằng lưới then 2 hoặc then ba,….
2.4. Phòng và trị bệnh cho ếch:
– Phòng bệnh cho ếch đồng : Trước khi thả ếch giống cần vệ sinh, khử trùng sạch sẽ khu vược ao nuôi. Ðảm bảo nguồn nước sạch và giữ được vệ sinh khu nuôi ếch; Kiểm tra ếch giống khi mua về, có thể tắm Nguồn nước nuôi ếch phải đảm bảo vệ sinh, không bị ô nhiễm, không chứa nguồn bệnh, chất thải, hóa chất,.. ; Đảm bảo chế độ ăn hợp lí và cân đối dinh dưỡng;…
– Chữa bệnh cho ếch đồng:
+ Bệnh ghẻ lở ở ếch : thay nước và vệ sinh trong ao nuôi
– Bệnh trướng hơi : Gặp phổ biến ở nòng nọc; hòa 1 triệu đơn vị penicilin vào 5 lít nước sạch(CuSO4 nồng độ 5 phần triệu hoặc nước muối ăn 3%), tắm nòng nọc trong 10 phút rồi lại thả lại ao, bể đã làm vệ sinh và thay nước mới.
– Bệnh trùng bánh xe : dùng CuSO4 nồng độ 2 – 3 phần triệu phun xuống ao (2- 3 g/m3 nước);
– Bệnh kiết lỵ : giảm lượng thức ăn xuống còn 50% trong ngày và trộn ganidan giã nhỏ vào thức ăn với liều lượng 1 viên/1 kg thức ăn; cho ăn 2 – 3 ngày liên tục.
Bài viết liên quan: