Nội dung bài viết
- CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI CỦA CÂY TÍA TÔ
- – Cây tía tô chữa cảm mạo, phong hàn
- – Cây tía tô trị thương hàn ho suyễn:
- – Cây tía tô trị trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái:
- – Trị ho suyễn do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực:
- – Trị ho tuổi già (lão khái) ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính).
- – Hóa đàm giáng khí:
- – Trị táo bón người già suy nhược:
- – Trị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa:
- – Trị chứng đầy bụng, bí tiểu:
CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI CỦA CÂY TÍA TÔ
Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens L. Britt , thuộc họ hoa môi – Lamiaceae. Cây tía tô được trồng rộng rãi ở nước ta, ở một số vùng miền cây tía tô còn có các tên gọi khác như: é tía, Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp. Cây tía tô là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Cây tía tô là loại cây tương đối dễ nhân giống và chăm sóc, có thể thu lấy hạt già gieo từ vụ trước và đem gieo vào tháng 1-2 dương lịch.
Cây tía tô có vị cay, tính ấm, là vị thuốc được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi), thuộc nhóm phát tán phong hàn dùng để chủ trị các bệnh do nhiễm hàn, lạnh. Chữa cảm mạo, ho, sốt, trừ đờm, hen xuyễn, có lợi cho tiêu hóa, giúp an thai, làm gia vị. Có thể sử dụng nhiều bộ phận của cây tía tô: thu hái cành, lá về dùng tươi hay phơi khô trong bóng. Tử tô là cành non có mang lá của cây tía tô. Tử tô tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô diệp là lá phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô ngạnh là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.
Một số cách sử dụng tía tô để chữa bệnh:
– Cây tía tô chữa cảm mạo, phong hàn
+ Nấu nước xông: Sử dụng lá tía tô cùng một số loại lá khác rửa sạch, nấu nước sôi cho là vào đậy kín khi nấu, khi xông mở nắp trùm kín xông hơi và lau rửa khi nước xông đã nguội bớt, có thể uống một cốc nước xông. Sau khi xông lau ráo mồ hôi, đắp chăn nằm nghỉ. Rất thận trọng với người già gầy yếu và trẻ em.
+ Nấu cháo tía tô: Cháo sau khi nấu cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ và ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ.
+ Sắc uống Hương tô tán: Ngoài chữa cảm mạo phong hàn, còn trị được sốt, gai rét, đau đầu, tức ngực. Sử dụng 8g lá tía tô, 8g hương phụ , 6g trần bì, 4g cam thảo . Gừng 2 lát, sắc lấy nước uống. Nếu bị cảm mạo trong thời kì mang thai: Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Sau đó cho ăn cháo nóng, đập thêm vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).
+ Nếu bị cảm mạo kèm với nôn mửa, đau bụng: lấy lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn.
– Cây tía tô trị thương hàn ho suyễn:
1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần là dứt cơn suyễn (Thiên kim phương). Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi: Hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói (Nam dược thần hiệu).
– Cây tía tô trị trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái:
Hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.
– Trị ho suyễn do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực:
Dùng phương “Tử tô tử tửu” (Y tiện): hạt tía tô 90g, rượu 1 lít. Hạt tía tô sao thơm, tán bột ngâm rượu gạo ngon trong 10 hôm chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần 1530ml. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối (nếu ho đờm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ không dùng).
– Trị ho tuổi già (lão khái) ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính).
Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang “Tam tử phụng mẫu” gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8g và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng.
– Hóa đàm giáng khí:
Dùng cháo tô tử (Thiên gia thực liệu diệu phương): tô tử hạt 20g xay nhuyễn như hồ cho nước vào rồi ép lấy nước để nấu cháo, gạo tẻ 100g. Cháo được quấy với đường phèn để ăn. Không dùng cho người có tiêu chảy.
– Trị táo bón người già suy nhược:
Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín. Hoặc hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột.
– Trị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa:
Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn như cua, cá. Lá tía tô đủ dùng, giã lấy nước cốt để uống: Nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa sát. Hoặc tử tô giải độc thang: lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 23 lần trong ngày, uống nóng. Lời khuyên: Ăn các loại thủy hải sản tanh lạnh đều nên kèm rau thơm gia vị lá tía tô tươi. Nhưng lưu ý có kinh nghiệm không ăn lá tía tô với cá chép vì có thể sinh nhọt.
Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao
– Trị chứng đầy bụng, bí tiểu:
Nếu như bị chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2 kg tía tô cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu rồi xông vào phần bụng dưới (nguội thì đổ thêm nước sôi) sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng và rốn. Sẽ thông tiểu ngay, chỗ đầy trướng cũng xẹp dần xuống. Nếu thấy tự nhiên bụng đầy trướng rất đau thì lấy một nắm lá tía tô giã nát rồi gạn lấy nước, hòa thêm vào một ít muối uống hết một lần. Nếu thấy bị nôn và đi tiêu là hết đau trướng.