Phòng trừ một số loại sâu hại trên cây măng cụt

PHÒNG TRỪ MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI TRÊN CÂY MĂNG CỤT

Phòng trừ sâu hại trên cây măng cụt rất quan trọng trong quá trình chăm sóc vườn trồng măng cụt, đảm bảo khi thu hoạch măng cụt đạt sản lượng và chất lượng cao.

cây măng cụt
cây măng cụt

1. Phòng trừ rệp dính (rệp sáp dính) hại măng cụt

 – Đặc điểm sinh học cơ bản của rệp dính hại cây măng cụt: Rệp sáp dính có cơ thể nhỏ, dẹp dạng bầu dục, được bao phủ bởi lớp vảy màu đỏ. Rệp dính đực có cánh, rệp dính cái không có cánh.

Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao

– Triệu chúng gây hại điển hình của rệp dính trên cây măng cụt: Rệp chích hút nhựa cả lá cây măng cụt, vết chích sẽ chuyển vàng, lá chậm phát triển lốm đốm vàng, nếu nặng sẽ bị khô và rụng.

– Biện pháp phòng trừ rệp sáp dính trên cây măng cụt: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời rệp hại, tỉa bổ lá bị rệp hại, nếu rệp gây hại mạnh có thể sử dụng thuốc hóa học để phun như: Bi 58, Bassa, Mipcin, dầu khoáng SK99, Ortus, … , tạo điều kiện cho thiên địch phát triển trong vườn cây, phun nước với áp lực lớn để rửa trôi rệp trên lá.

2. Phòng trừ bọ trĩ gây hại trên cây măng cụt

– Đặc điểm sinh học của bọ trĩ gây hại trên cây măng cụt: Ấu trùng của bọ trĩ không có cánh, trưởng thành có hình dạng ống tròn, rất nhỏ màu sắc vàng đến vàng cam, cánh hẹp, mép cánh có lông tơ. 

bệnh xù xì trên cây măng cụt
bệnh xù xì trên cây măng cụt

– Triệu chứng gây hại điển hình của bọ trĩ trên cây măng cụt: Bọ trĩ chích hút chủ yếu trên hoa và quả: Trên hoa sẽ làm hoa khô héo rụng, trên quả sẽ gây hiện tượng chảy nhựa trái, trái bị biến dạng, có các vết sẹo làm mất chất lượng và giá trị trái. 

– Biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại trên cây măng cụt: Thường xuyên thăm vườn, tỉa cành tạo tán thông thoáng cho vườn măng cụt, tỉa bỏ bớt hoa trái bị trĩ hại và tiêu hủy. Nếu mật độ quá lớn có thể sử dụng các loại thuốc như: Confidor, Sherzol, Polytrin, Sherpa, Dragon, pyrinex, Fenbis, …

3. Phòng trừ sâu vẽ bùa gây hại trên cây măng cụt

– Đặc điểm của sâu vẽ bùa hại măng cụt: Con trưởng thành của sâu vẽ bùa là một loài bướm nhỏ màu vàng nhạt có ánh bạc, bên rìa cánh có lông dài, đôi cánh trước có hai gân màu đen kéo dài đến giữa cánh, phần đầu có vân xiên hình chữ Y, cuối cánh có đốm đen.

Con trưởng thành hoạt động chủ yếu về đêm. Đẻ trứng vào mặt dưới các lá non. Sâu non nở ra có màu xanh nhạt đến vàng hình dẹp, trưởng thành sẽ chuyển dạng thành hình ống. Sâu đục trong lá thành các đường chằng chịt có thể nhìn thấy khi quan sát lá. Hóa nhộng ngay trên đường đục màu vàng nhạt đến nâu.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

– Triệu chứng gây hại điển hình của sâu vẽ bùa trên cây măng cụt: Lá xuất hiện các đường đục ngầm, làm lá bị biến dạng chậm phát triển, khô, chết.

– Biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa trên cây măng cụt: Chế độ chăm sóc bóm phân cân đối hợp lí, tỉa cành tạo tán, bấm cành và bón thúc để cây ra chồi đồng loạt. Nếu cây bị sâu gây hại mạnh thì có thể phun phối hợp dầu khoáng với một số loại thuốc như: Polytrin, Selecron, dầu khoáng SK99, DC- Tron Plus, Confidor,…

4. Phòng trừ nhện đỏ hại măng cụt

– Đặc điểm sinh học của nhện đỏ hại măng cụt: nhện màu đỏ hồng, kích thước rất nhỏ

phòng trừ nhện đỏ hại cây măng cụt
phòng trừ nhện đỏ hại cây măng cụt

– Triệu chứng gây hại điển hình của nhện đỏ: Nhện chích hút nhựa từ vỏ trái và lá làm vỏ trái sần sùi biến dạng, gây vàng rụng lá.

– Biện pháp phòng trừ nhện đỏ hại măng cụt:  Phun nước với áp lực mạnh lên tán cây vào mùa nắng sẽ làm giảm mật số nhện đỏ trên cây măng cụt.  Dùng các loại thuốc để phòng trị như: Dimenat, Dầu SK Enspray 99, Saipromite, Sulox, Comite, Ortus theo liều lượng khuyến cáo vào giai đoạn cây mang trái non. 

Xem thêm: Sản xuất cây gai xanh thương phẩm đạt hiệu quả cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *