Nội dung bài viết
Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm
I. Nuôi trong ao đất
1. Chuẩn bị ao nuôi
1.1 Chọn vị trí
Gần nguồn cung cấp nước, chủ động cấp thoát nước. Chất lượng nước tốt không bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nông nghiệp.
Chọn vùng đất có đặc tính tốt, cơ cấu đất phải giữ được nước và ít bị nhiễm phèn. Không nên xây dựng ao ở những vùng đất bị nhiễm phèn nặng.
Thoáng mát, nhiều ánh sáng, thuận lợi cho việc đi lại giúp cho việc chăm sóc, quản lý vận chuyển thức ăn, nguyên nhiên vật liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng và có điện lưới.
1.2. Xây dựng ao
Ao tốt nhất có dạng hình vuông, còn đối với ao có dạng hình chữa nhật thì chiều dài không quá 2/3 chiều rộng.
Ao nuôi có diện tích 500-5000m2, diện tích ap tùy thuộc vào điều kiện đầu tư của hộ nuôi.
Độ sâu của ao nuôi thiết kế tùy theo vùng đất và kết cấu đất mà thiết kế cho phù hợp. Tuy nhiên độ sâu thích hợp để nuôi cá thát lát cườm có hiệu quả dao động từ 2-3m.
Ao nuôi phải có cống cấp và cống thoát riêng biệt và có lưới ngăn cá dữ, đáy ao nghiêng về cống thoát nước. Bờ ao chắc chắn và cao hơn đỉnh lũ hằng năm 0.5m.
Xây dựng ao lắng hay kênh cấp nước để dự trữ nước trước khi đưa nước vào các ao nuôi cá thịt.
2. Xử lý và cải tạo ao
Trước khi thả cá khoảng một tuần. Tát cạn nước ao, bắt hết cá tạp, vệ sinh ao thật kĩ, sên vét bùn đáy, lấp hết hang hốc.
Bón vôi CaO: 8-15kg/100m2, Phơi ao 2-3 ngày.
Lấy nước vào ao qua lưới lọc, mức nước sâu 1,2 -1,5m. Dùng 3 đến 5kg bột cá biển, cá tạp tạt cho 1000 m2 ao hoặc chế phẩm sinh học có bán trên thị trường để gây màu nước.
Sau 3-5 ngày cấp thêm nước vào ao ở mức khoảng 2m, tiến hành thả giống.
Trước khi thả cá, nước ao nuôi phải đạt cá chỉ tiêu sau:
– Nhiệt độ: 25-30oC
– pH từ 6,5 -8
– Oxy hòa tan từ 3mg/l trở lên, CO2 từ 3-10mg/l, nước ao không có cá khí độc như H2S và hàm lượng NH4 nhỏ hơn 1mg/l,…
Nước có màu xanh đọt chuối non.
3. Chọn cá thát lát cườm giống
Cá thát lát cườm phải khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, xây xát, dị hình, dị tật, màu sắc sáng đặc trưng.
Kích cỡ đồng đều, kích thước cá dài từ 10-12cm/ com, cá có trong lượng khoảng từ 100-150con/kg được tập thức ăn mà người nuôi dự tính (cá tạp hay thức ăn công nghiệp). Nên chọn mua giống ở các trang trại giống uy tín.
4. Mật độ nuôi và vụ nuôi
Tùy vào trình độ và điều kiện của người nuôi, mật độ nuôi cá thát lát cườm thâm canh trong ao tốt nhất khoảng: 10 đến 15con/m2 ao. Để nuôi cá thát lát cườm đạt hiệu quả cao cần nuôi ghép với cá sặc rằn hoặc cá rô phi, cá rô đồng tỷ lệ từ 20-30%.
Mùa vụ nuôi: đối với cá thát lát cườm có thể nuôi được ở mọi thời điển trong năm tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất để thả giống là từ tháng 4- tháng 8 dương lịch hàng năm.
5. Cách thả cá thát lát cườm
Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Ngâm bao chưa cá giống trong nước ao từ 10-15 phút trước khi thả và mở miệng bao cho cá ra từ từ. Nên thả cá giống trong vèo 20 ngày. Sau đó lọc cá giống lướn thả ra ngoài ao, số cá nhỏ nuôi dưỡng lại 2 tuần trong vèo.
6. Thức ăn và phương pháp cho cá thát lát cườm ăn
6.1. Loại thức ăn
Trong nuôi thương phẩm cá thát lát còn sử dụng được một số loại thức ăn để nuôi như sau:
– Thức ăn tươi sống như: cá tạp, cá biển, ốc, tép băm nhỏ,…
– Thức ăn viên công nghiệp khoảng 40% đạm phối trộn cá tạp.
6.2. Phương pháp cho cá thát lát cườm ăn
– Hiện nay việc sử dụng thức ăn phối trộn giữa cá tạp và thức ăn viên đang mang lại hiệu quả cao trong nuôi cá thát lát thương phẩm hoặc có thể sử dụng thức ăn tươi sống hoàn toàn nhưng gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
– Khẩu phần ăn: 4-15% trọng lượng đàn cá/ ngày, tùy theo từng giai đoạn cá nuôi mà điều chỉnh cho phù hợp. Giai đoạn cá nhỏ, cho cá ăn 3 lần/ ngày. Giai đoạn lớn cho cá ăn 2 hoặc 1 lần/ ngày. Định kỳ bổ sung men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá.
Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao
– Cách cho ăn:
+ 50 ngày đầu sau khi thả cá thát lát cườm giống, cho cá ăn bằng thức ăn tươi sống qua cối xay kết dính bằng bột gòn hoặc băm nhuyễn, thức ăn phải tươi không bị thối.
+ Từ ngày 50 đến ngày 90: Cho cá ăn bằng thức ăn tươi sống hoặc phối trộn thức ăn viên công nghiệp, chuyển dần dần tỷ lệ 40% thức ăn cá tạp phối trộn 60% thức ăn viên công nghiệp.
+ Từ ngày 90- đến khi thu hoạch cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên công nghiệp.
– Cho ăn theo nhu cầu của cá nuôi. Cá có tập tính ăn mạnh về đêm nên cho cá ăn nhiều vào buổi tối để cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, lúc cá còn nhỏ nên cho cá ăn trong sàng để kiểm tra, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp.
7. Quản lý và chăm sóc
– Thường xuyên kiểm tra ao, bờ ao, cống thoát nước, định kỳ 15-20 ngày thay 30% lượng nước ao hoặc khi nước ao bị bẩn, kết hợp tạt vôi, liều lượng 2 đến 3kg/100m2 ao.
– Kiểm tra khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh cho phù hợp tránh thiếu hoặc thừa. Theo dõi khả năng hoạt động và tình trạng sức khỏe cá. Bổ sung men tiêu hóa và vitamin C vào thức ăn,…
– Theo dõi tăng trọng của cá thát lát cườm và các yếu tố môi trường nước ao nuôi như: pH, nhiệt độ, Oxy hòa tan,…
– Khi cá nuôi bị bệnh nên tiến hành thay nước ao, giảm lượng thức ăn hàng ngày.
Chú ý: Nên chuẩn bị vèo nuôi đặt trong ao để thả cá giống trước 2 đến 3 ngày, diện tích vèo tùy thuộc vào số lượng cá giống thả nuôi và bố trí sàng ăn cho phù hợp.
II. Nuôi trong vèo lưới
1. Chuẩn bị vèo nuôi
– Vị trí đặt vèo lưới cần có độ sâu mực nước tối thiểu 1,2m. Diện tích vèo 3m x 4m x 2m ( chiều cao) hoặc lớn hơn, tùy điều kiện thực tế, độ sâu mực nước 1,2 -1,5m. Bên ngoài làm khung bằng tre, gỗ phía trên có lưới cước đậy để che mát và phòng cá thoát ra ngoài. Không nên đặt cây tre, hoặc vật sắc nhọn trong vèo lưới tránh làm rách lưới.
– Chuẩn bị vèo lưới trước ckhi thả cá giống ít nhất 3 ngày, để lưới đóng rong tránh xây xát cá và giảm mùi lưới mới gây độc cho cá. Nên làm rào xung quanh vèo lưới để tránh cây hoặc phương tiện giao thông đường thủy làm hỏng lưới.
– Thiết kế 1-2 sàng cho ăn đặt trong vèo để kiểm soát được lượng thức ăn.
2. Chọn giống, mật độ và thả cá.
– Kích thước cá giống: 10-15cm chiều dài, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, không bị xây xát. Đặc biệt, cá phải sử dụng được thức ăn là cá tạp hoặc cá viên, không nên mua cá chỉ ăn được thức ăn là trùn, vì mang về nuôi sẽ rất khó cho ăn được các loại thức ăn khắc nếu không có trùn.
– Mật độ thả cá khoảng 30 đến 50 con/m2 vèo.
– Vận chuyển cá lúc trời mát để tránh cá bị sốc nên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Ngâm bao chứa cá giống trong vèo nước nuôi 15-20 phút trước khi thả và mở miệng bao cho cá ra từ từ.
3. Quản lý và chăm sóc
– Cá thát lát cườm là loài ăn thiên về động vật, thức ăn tốt nhát là cá tạp và trùn quế, nhưng trong quá trình nuôi cá có thể sử dụng được thức ăn viên công nghiệp.
– Thức ăn thích hợp nhất cho cá trong 1,5 – 2 tháng đầu là cá tạp được xay nhuyễn trộn men tiêu hóa, vitamin, khoáng và bột gòn (làm chất kết dính) với tỷ lệ tương tự nuôi cá ao.
– Sau khi nuôi được 2-3 tháng nên tách cá lớn và cá nhỏ ra nuôi riêng, để tránh cá lớn cạnh tranh mồi ăn với cá nhỏ.
– Cho cá thát lát cườm ăn sau khi thả cá khoảng 12 giờ. Không nên cho cá ăn ngay vì sau kho thả cá sẽ dễ bị sình bụng dẫn đến hao hụt. Kiểm tra nhu cầu ăn hằng ngày bằng cách: sau khi cho ăn 1 giờ, nếu trong sàng còn thức ăn thì nên giảm lượng thức ăn, nếu sau 30 phút đã hết thức ăn thì nên tăng thêm lượng thức ăn.
– Thường xuyên kiểm tra vèo lưới để tránh thất thoát cá nuôi.
– Trong quá trình nuôi, cá thát lát cườm ít bị bệnh. Tuy nhiên nếu khấu chăm sóc không tốt cá bệnh, cần xử lý nước thì dùng tấm bạt bao quanh vèo lưới, sau đó sử dụng thuốc xử lý nước.
III. Thu hoạch cá thát lát cườm thương phẩm
Sau 6-8 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khoảng 0,3- 0,5 kg/con thì có thể tiến hành thu hoạch. Ngưng cho ăn 1-2 ngày trước khi bắt cá thát lát cườm.
–