Phòng trị bệnh giun đũa cho gà

Phòng trị bệnh giun đũa cho gà

Bệnh giun đũa trên do loại giun tròn Ascarida galli gây ra. Bệnh này thường xảy ra ở tất cả lứa tuổi của gà và có hầu như khắp các nước trên thế giới. Theo khảo sát của Công ty Navetco tỷ lệ gà bị nhiễm giun đũa ở nước ta từ 18-37% thường sống ký sinh trong ruột non của gà hoặc ống mật.

Giun đũa có màu vàng, con đực dài từ 3-10cm, con cái dài từ 7-12cm, trứng nhỏ, hình bầu dục, vỏ dày nên tồn tại khá lâu trong môi trường. Giun cái đẻ trứng theo phân gà thải ra môi trường.

Phòng trừ bệnh giun đũa ở gà
Bệnh giun đũa ở gà

Gà khoẻ ăn hoặc uống phải trứng giun vào dạ dày chúng sẽ nở thành ấu trùng và đi xuống ruột non sống ký sinh và gây hại bằng cách chích hút các chất sinh dưỡng, gây xuất huyết niêm mạc ruột, nơi ký sinh của ấu trùng ruột bị giãn, sưng và dày lên, thành ruột bị phù và tổn thương, tạo điều kiện cho vi trùng đường ruột nhất là E. Coli phát triển làm cho gà càng bị nặng hơn.

Xem thêm: Cách phân biệt bệnh cúm gia cầm với bệnh Niu Cát Xơn

Ở lứa tuổi gà con thường bị nặng hơn gà lớn, thời gian phát triển giun đũa ở gà con thường từ 30-35 ngày, trong khi gà lớn là 50 ngày. Gà trên 3 tháng tuổi ít bị nhiễm giun hơn do sức đề kháng tốt hơn. Các hình thức nuôi thả vườn hay nhốt tập trung trên nền trấu như cách nuôi truyền thống của nông dân rất dễ bị nhiễm giun đũa ở gà.

Quan sát những con gà bị nhiễm giun đũa có thể thấy những triệu chứng sau đây: gây mất máu, niêm mạc, mồng nhợt nhạt, chân khô, ăn giảm, tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn cho 1 kg tăng trọng, có thể giảm tăng trong 30%. Khi bị nhiễm nặng gà thường chết bị tắc ruột hay tắc ống dẫn mật.

Xem thêm: Kỹ thuật cắt sừng, cắt móng và thiến cho dê

Phòng bệnh giun đũa:

Nên nuôi gà trên sàn, thường xuyên thay chất độn chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ… Nên nuôi cách ly gà con với gà lớn. Để giảm ô nhiễm trứng giun trong môi trường nên đinh kỳ tẩy giun cho gà (gà con bắt đầu ở 4-6 tuần tuổi, sau đó mỗi tháng 1 lần; gà lớn trên 3 tháng tuổi 3 tháng 1 lần)

Kỹ thuật nuôi gà ác
Phòng trừ bệnh giun đũa ở gà

Điều trị bệnh giun đũa:

Dùng Piperazine cho uống hoặc trộn vào thức ăn, liều 50-100mg/kg thể trọng cho gà; uống Tetramisol hoặc trộn vào thức ăn liều 40mg/1 kg thể trọng có hiệu quả tẩy giun từ 89-100%, cho uống Levamisol, Albendazole liều 30-60ppm có hiệu quả đối với giun đũa hoặc cho uống Fenbendazole cũng cho hiệu quả tẩy giun rất cao 99,2-100%. Ngoài ra cũng có thể dụng Lvemectine tiêm dưới da, liều 0,3 mg/kg thể trọng, hiệu quả tẩy giun đạt từ 90,2 -95% thuốc có ưu điểm tẩy được giun non

Xem thêm: Kỹ thuật nhân giống nhím

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *