Phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho gà

Phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho gà

Bệnh cầu trùng rất hay gặp ở các trang trại chăn nuôi gà tập trung lớn hoặc ở các trang trại nuôi gà thả vườn. Tuy là bệnh ký sinh trùng nhưng lại lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường miệng nên mức độ thiệt hại rất lớn. Do có nhiều triệu chứng bên ngoài giống với bệnh truyền nhiễm nên nhiều người chăn nuôi dẽ nhầm lẫn. Nếu bị nhẹ, bệnh làm gia tăng số gà còi, giảm tốc độ lớn của đàn, bị nặng có thể gây chết ở gà con từ 30-100%, làm giảm sản lượng trứng từ 20-40% ở gà đẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh

– Bệnh do ký sinh trùng là các cầu trùng thuộc nhóm Eimeria gây ra, trong đó có 4 loại thường xuyên gây bệnh ở mức từ cao đến thấp là E. tenella, E. maxima, E. acervulina và E.mitis.

Nguyên nhân bệnh cầu trùng ở gà
Nguyên nhân bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng bị nặng nhất khi thời tiết thay đổi đột ngột vào các tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu, chuồng trại chật chội, độ ẩm cao, thiếu ánh sáng. Gà thả vườn có tỷ lệ nhiễm và phát triển cầu trùng cao hơn gà nhốt.

– Đường lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá, do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm ký sinh trùng.

Xem thêm: Cách phân biệt bệnh cúm gia cầm với bệnh Niu Cát Xơn

2. Điều kiện nhận biết

– Tất cả các lứa tuổi gà đều có thể mắc cầu trùng, nhưng bệnh tuổi gà thường bị nhất là từ 2-5 tuần tuổi. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2-7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm.

Biểu hiện bệnh cầu trùng ở gà
Biểu hiện bệnh cầu trùng ở gà

– Triệu chứng đầu tiên nhận thấy là gà ủ rũ, lười đi lại, tụ tập một góc chuồng hay nằm, xù lông, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn; đi ỉa ra máu tươi hoặc phân có màu nâu hồng socola, uống nhiều nước; mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám thấy manh tràng ứ đầy máu, sưng to là cầu trùng manh tràng; thấy tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ô tròn xám là cầu trùng ruột non.

Xem thêm: Phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa nóng

3. Phòng bệnh

– Thay chất độn chuồng, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, phun thuốc khử trùng (Vime- Iodine 15-20ml/4 lít nước) 3-4 tuần/ lần.

– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách trộn thức ăn thuốc chống cầu trùng (Vimecox – SPE3: 1g/10kg thể trọng/ ngày hoặc 1g  trộn với 1kg thức ăn hoặc pha với 1 lít nước uống) vào các giai đoạn 4-7, 22-25, 38-40 ngày tuổi để phòng bệnh rất có hiệu quả.

– Đảm bảo chế độ tiêm phòng các loại vắc xin một cách nghiêm ngặt kể cả vắc xin phòng bênh truyền nhiễm.

Kỹ thuật nuôi gà ác
Phòng bệnh cầu trùng ở gà

4. Điều trị bệnh cầu trùng

Khi phát hiện đàn gà có biểu hiện mắc bệnh cầu trùng có thể dùng một số loại thuốc đặc trị cho bệnh cầu trùng như: Vimecox-SPE3: 1g pha với 0,5 lít nước uống hoặc trộn với 0,25g/kg thức ăn, liên tục trong 5 ngày hoặc Vicox – Toltra: 1ml/lít nước uống liên tục 2 ngày. Cần bổ sung thêm Vimix Plus: 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày; Vimeperos: 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ liên tục trong 5 ngày. Khi bị bệnh cần bổ sung vitamin K, E, A và selenium vào khẩu phần ăn để giảm mức chết của gà.

Xem thêm: Phòng trị bệnh giun đũa cho gà

Có thể dùng Navet – cox 2,5% là sản phẩm của công ty Navetco sản xuất, có hiệu quả cao trong phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà vì tác dụng nhanh, tắc động lên tất cả các giai đoạn, thời gian điều trị ngắn ( 2 ngày). Lần 1: cho uống 7mg/kg thể trong/ ngày, liên tục trong 2 ngày và lần 2 sau 5 ngày. Có thể tính liều thuốc theo công thức: số lượng Navet – Cox (ml/ngày)= Tổng trọng lượng gà x 0,28.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *