Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi

Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi

Tác nhân gây bệnh nấm ghẻ:

Tác nhân gây bệnh nấm ghẻ trên cây ổi do nấm Venturia inaequalis gây ra. Các sợi nấm Venturia inaequalis  trong không khí lan qua nước, gió,…xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của lá, cuống hoa, quả phát triển và gây hại.

Bệnh nám ghẻ trên cây ổi
Phòng trừ côn trùng hại cây ổi

Triệu chứng:

Bệnh nấm ghẻ trên cây ổi tấn công chủ yếu trên lá (mặt dưới của lá trước sau đó lan ra) và trái non khi mới xuất hiện đốm bệnh hình tròn màu xám hơi xanh có tơ đen. Bệnh làm cho lá nhỏ rộp phồng chết dọc bìa lá; quả nhỏ, biến dạng có nhiều nhiều nốt đen, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng quả. Bệnh phát sinh trong điều kiện nồm ẩm cao, thiếu nắng, tán lá rậm rạp.

Cách phòng trị bệnh nấm ghẻ:

-Trước khi trồng cần xử lí vệ sinh sạch sẽ các nguồn lây bệnh, nếu trong vườn xuất hiện cây bị bệnh cần thu gom mầm bệnh đem tiêu huy tránh lây lan. Dùng vôi bột, Falizan để xử lý đất.

Bệnh nấm ghẻ ở cây ổi
Bệnh nấm ghẻ ở cây ổi

– Tùy thuộc vào giống trồng với mật độ phù hợp, tránh trồng quá dày. Tỉa cành tạo tán để đảm bảo đủ độ thông thoáng, tránh giao tán, tránh việc để cành quá gần với mặt đât.

– Tiêu thoát nước kịp thời, tránh để vườn bị ngập úng, độ ẩm quá cao.

– Bón phân đầy đủ, cân đối, tăng cường phân hữu cơ được sử lí kĩ bổ sung nấm đối kháng và hệ vsv có lợi. Tránh bón quá dư đạm. Bón thêm vôi bột.

– Phun ngừa bằng Boócđô 1%, các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng như Copper-B, Copper-Zine, Benomyl, Zineb, Oxýt clorua đồng pha nồng độ 0,25-0,3% (pha 25-30 g/bình 10 lít ), Difolatan ở nồng độ 0,2% sau khi cánh hoa rụng rất có hiệu quả phòng ngừa.

– Áp dụng biên pháp bao trái để phòng ngừa bệnh. Khi trái còn nhỏ đường kính khoảng 2.5-3cm phun thuốc phòng trừ bênh, sau đó 1-2 ngày sử dụng nilon trắng bao quả sau đó bọc thêm bên ngoài một lớp lưới xốp bao trái màu trắng.

Xem thêm: 

 

– Khi có triệu chứng bệnh xuất hiện hoặc đã gây hại nặng thì nên dùng các loại thuốc trừ nấm mạnh, có tính nội hấp 2 chiều như Ridomil, Aliette 80WP, Topsin M pha nồng độ 0,3% (30g/bình 10 lít) phun kỹ trong và ngoài tán, phun ướt đẫm toàn bộ mặt tán.

Lưu ý là các hợp chất đồng có thể làm lá bị đổi màu nêu đỏ (các giống ổi có màu đỏ nhạt tương đối ít bị ngộ độc hơn).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *