Nội dung bài viết
Kỹ thuật nhân giống cây nhãn bằng phương pháp ghép cành
1. Kỹ thuật gieo ươm gốc ghép
Bước 1: Thu hái và chuẩn bị hạt
1.1.Thu hái:
– Chọn cây nhãn nước, nhãn thóc khỏe mạnh, không sâu bệnh.
– Thu hái quả chín, vỏ nhẵn, hạt màu đen nhánh.
– Bóc vỏ và cùi nhãn, sau đó rửa sạch hạt
1.2. Chuẩn bị hạt:
– Hạt thu được ngâm trong dung dịch vibenC-50- BTN, hoặc ngâm ủ vào nước vôi trong, thời gian từ 3-5 phút trước khi mang hạt đi ủ.
Lưu ý: Hạt sau khi thu cần đem xử lý ngâm ủ ngay.
Bước 2: Ủ hạt
– Tạo một cốc cát dầy từ 7-10cm.
– Rải đều hạt lên luống cát đã chuẩn bị, sau đó phủ một lớp cát khoảng 2cm lên trên bề mặt của hạt.
– Tưới nước giữ ẩm hàng ngày.
– Thời gian ủ hạt từ 3-5 ngày cho đến khi hạt nứt nanh (nhú mầm)
Bước 3: Chuẩn bị bầu đất
3.1. Tạo bầu
– Túi bầu (vỏ bầu) được làm bằng chất dẻo (PE):
+ Dầy 0,07 -0,1mm
+ Cao 25cm, rộng 14 cm
+ Đục lỗ thoát nước
Xem thêm: Sản xuất cây gai xanh thương phẩm đạt hiệu quả cao
– Thành phần ruột bầu (cho 100kg):
+ Dùng đất tơi, xốp, sàng lọc hết cỏ, sỏi, đá.
– Trộn đều 69kg đất, 30 kg phân chuồng hoai mục và 1 kg phân supe Lân.
3.2 Đóng bầu:
– Cho đất vào túi bầu, nén đất chặt tới ¾ túi, sau đó tiếp tục đổ đất dầy đến miệng bầu.
3.3. Xếp bầu:
– Luống đặt bầu được san phẳng trong vườn ươm sạch cỏ và đã được phun thuốc diệt trừ sâu bệnh từ 5-7 ngày trước đó.
– Xếp bầu thành luống, thẳng đứng, so le nhau.
– Dùng đất lấp kín phần khi hở giữa cá bầu đất và xung quanh luống cát.
Chú ý: Nếu lấy đất ở tầng mặt, cần xử lý nấm.
Bước 4: Cấy hạt mầm
– Dùng dụng cụ chuyên dụng (que, bay nhọn) chọc lỗ vào giữa bầu đất đã chuẩn bị sẵn, đảm bảo bầu không bị nghiêng hay đổ gãy.
– Cấy hặt mầm nằm ngang vào túi bầu, chiều sâu là 1cm.
– Phủ một lớp đất tơi xốp lên trên hạt mầm.
– Ngoài ra có thể che phủ bầu đất bằng rơm, rạ để giữ ẩm.
Bước 5: Chăm sóc cây con
– Thường xuyên kiểm tra, cấy dặm để thay thế các cây chết (dùng cây ươm dự phòng).
– Tưới nước giữ ẩm hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, số lần tưới và lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình phát triển của cây con.
– Tưới nước ở rìa ngoài luống bầu.
– Thường xuyên nhổ sạch cỏ dại, vệ sinh vườn cho thông thoáng.
– Bón thúc phân cho cây:
+ Sau khi cây hạt mầm vào bầu khoảng 1-1,5 tháng, tưới nước được pha với phân theo tỷ lệ: 10 lít nước + 0,5 lạng Ure +), 5 lạng Supe Lân.
+ Đều đặn 25-30 ngày tưới 1 lần phân bón thúc cho cây.
Bước 6: Đảo bầu
Khi đảo bầu, cắt bỏ các rễ đam xuyên túi bầu.
Đồng thời kết hợp phân loại cây con đạt chuẩn ghép.
Chú ý: khi đảo bầu cần duy trì che nắng khoảng 1 tháng.
2. Kỹ thuật ghép
Bước 1.Chuẩn bị dụng cụ ghép và cành ghép
Chuẩn bị dụng cụ ghép cành:
Một số dụng cụ cần chuẩn bị tiến hành ghép cành bao gồm:
- Dao ghép
- Kéo cắt cành
- Cuộn ghép cành bằng nilon
- Đá mài mịn
- Cồn hoặc rượu để khử trùng dao và kéo ghép.
- Chuẩn bị cành ghép:
Cành ghép được lựa chọn trên cây nhãn chín muộn phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
– Sinh trưởng, phát triển tốt
– Khỏe mạnh, không sâu bệnh
– Sai quả
– Quả to, ngon, ngọt
– Cành ghép có độ tuổi từ 3-4 tháng, vị trí giữa từng tán, phơi ngoài ánh sáng.
Lưu ý:
– Sau khi cắt cành nên ghép ngay.
– Nếu chưa kịp ghép, bảo quản cành ghép bằng cách bọc vải mềm ẩm và để nơi râm mát không quá 2 ngày.
Bước 2. Kỹ thuật ghép
2.1. Lựa chọn cây gốc ghép
Cây con được lựa chọn để ghép phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Tuổi từ 8-12 tháng
- Chiều cao từ 60-80cm
- Đường kính từ 0,6 – 0,7cm trở lên
- Khỏe mạnh không sâu bệnh
2.2. Thời vụ ghép
Thời vụ thích hợp nhất để ghép cành (ở miền bắc)
– Vụ xuân từ tháng 3-4
– Vụ thu từ tháng 8-9
2.3. Kỹ thuật ghép áp đoạn cành:
– Cắt bỏ ngọn cây con dùng để ghép ở độ cao từ 25 -30 cm, giữ lại từ 2-3 cành lá để quang hợp.
– Cắt cành ghép dài từ 7-10cm, có từ 2-3 mắt ngủ.
– Trên gốc ghép và cành ghép, cắt vát tạo thành 2 vết cắt tương đồng nhau, dài từ 2,5 -3cm
Lưu ý: Vết cắt yêu cầu thật phẳng
- Ép chặt 2 mặt cắt của cành ghép vào nhau, sau đó dùng dây ghép nilon quấn đều vết ghép:
+ Quấn nút 1 để cố định vết ghép
+ Quấn nút 2 để che phủ vết ghép và cành được ghép.
Lưu ý: Tầng sinh gỗ ngay dưới vỏ của cành ghép và gốc ghép phải tiếp xúc nhau ít nhất một phía.
Bước 3. Chăm sóc cây ghép
-
- Sau ghép từ 10-15 ngày, thường xuyên tỉa bỏ các mầm dại mọc từ gốc ghép cho tới khi xuất vườn.
- Khi mầm ghép mọc dài từ 3-5cm, giữ lại mầm khỏe nhất, cắt tỉa các mầm còn lại.
- Khi cành ghép ổn định cho 1-2 đợt lộc, dùng dao sắc cắt bỏ dây ghép (tránh làm tổn thương cây).
- Tưới nước giữ ẩm hàng ngày sau ghép.
Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao
- Khi cây có 1 đợt lộc, tưới phân Đạm, phân Lân, phân Kali với tỷ lệ 0,1 lạng/ 10 lít nước. Tưới thúc sau 25-30 ngày một lần. Dừng tưới nước khi mang cây đi trồng từ 1-2 tháng.
- Tiêu chuẩn cây xuất vườn; Sau khi cây ghép đã có từ 2-3 đợt lộc ổn định thì có thể mang cây đi trồng.
3. Kỹ thuật trồng cây nhãn:
- Mật độ trồng: trên mặt phẳng 5m x 5m. Hoặc trồng thành băng xen trong các hệ thống nông lâm kết hợ trên dất dốc.
- Kích thước hố: 60cm x 60 cm x60 cm hoặc 80 cm x 80 cm x 80 cm.
- Phân bón lót: Phân chuồng hoai mục: 20kg/ hố; phân NPK 5.10.3: 2kg/ hố.
Lưu ý: Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm trước. Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển đến nơi trồng. Rạch vỏ bầu, đặt cây thẳng, phủ đất quá cổ rễ cây 2-5cm, nén chặt đất xung quanh gốc cây.