Sản xuất cây gai xanh thương phẩm đạt năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao

Sản xuất cây gai xanh thương phẩm đạt năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao

Tên khoa học của cây gai xanh là: (Boehmeria nivea tenacissima (L.) Gaud.). Một số tên thường gọi của cây gai xanh: gai làm bánh, gai tuyết; Trữ ma, Bẩu pán, Cọ pán, chiều đủ, chư ma,… Cây gai xanh được trồng lâu đời và thân thuộc với đời sống của người dân Việt Nam lấy sợi để dệt vải, làm thức ăn chăn nuôi,… Cây gai xanh có thể được nhân giống đại trà bằng các phương pháp nhân giống vô tính như: giâm cành, giâm hom, nhân nhanh chồi trong phòng thí nghiệm.

cây gai xanh thương phẩm
cây gai xanh thương phẩm

Với những đặc tính sinh học của cây gai Rami là chịu hạn và ngập úng kém nên vùng trồng cây gai xanh cần đảm bảo đủ ẩm và thoát nước tốt ít sương giá, ít gió lào, sinh trưởng tốt nghiệm trên nền thổ nhưỡng tơi xốp, tần dinh dưỡng khoảng 75cm. Do vậy,  Cây Gai xanh phù hợp để trồng vùng đất sét pha cát (Đồng bằng, nơi cây gai xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa) hoặc trồng trên bãi bồi nơi thoát nước tốt hoặc má bờ đê chắn lũ (vì rễ gai ken chặt chống sạt lở đê kè). Đồng thời cũng có thể đưa cây gai vào trồng trên một số ruộng bậc thang địa hình đồi núi. Đối với vùng đồi núi có thể lựa chọn canh tác ở phần đất ruộng bậc thang nằm bên dưới, đất bằng phẳng ở chân núi, đất núi và sườn núi có độ dốc thấp để trồng gai Hướng dốc về phía Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, có thể ngược hướng gió hướng về phía mặt trời, mùa xuân đất ấm mầm gai sẽ lên nhanh, thuận lợi cho việc mọc mầm sinh trưởng cây gai. Cần chú ý phòng sương giá (nếu bị sương muối phần thân ngầm dưới đất rất dễ bị chết) tốt nhất có thảm rừng rậm thường xanh phía trên như các rừng lim, rừng luồng, nứa, giang do đặc tính có thể chịu bóng của cây gai xanh.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

Đối với vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, tầng đất dày, xốp nhiều dinh dưỡng, dễ cho việc trồng cây gai, nhưng so với vùng đồi núi điều kiện thông gió, ánh nắng chiếu sáng và thoát nước thì lại không bằng, vì vậy cần lựa chọn đất có mạch nước ngầm thấp, dễ thoát nước và phải xây dựng được hệ thống mương rãnh thuận lợi cho việc tưới và tiêu nước kịp thời. Có thể canh tác xen canh (từng vạt) giữa cây gai xanh và cây công nghiệp để tối ưu hóa hiệu quả kinh tế.

– Kỹ thuật làm đất trồng cây gai xanh

Cây gai xanh có phần thân rễ ăn sâu và lan rộng dưới mặt đất và sự phát triển của thân rễ dưới mặt đất ảnh hưởng quyết đinh tới sự sự sinh trưởng, trưởng thành và tuổi thọ thân lá trên mặt đất qua đó ảnh hưởng tới giá trị kinh tế nên khi làm đất cần làm cho đất tơi xốp, cải tạo đảm bảo dinh dưỡng trong đất được cân bằng. Với thổ nhưỡng quá dính, nên trộn thêm cát hoặc phân tro để cải thiện kết cấu thổ nhưỡng. Đồng thời thiết kế và xây dựng hệ thống kênh rạch thuận lợi cho cả việc tưới và tiêu nước.

cây gai xanh thương phẩm
cây gai xanh thương phẩm

Lên luống trồng cây gai với bề mặt rộng 50 – 60 cm, cao 10 – 15 cm, luống cách luống 40 – 50 cm. Đối với ruộng bậc thang trên đất dốc thì luống nên bố trí theo đường đồng mức của ruộng bậc thang. Đối với đất đồng bằng ven bãi thì luống nên bố trí song song với dòng sông. Hố trồng sâu 10 – 15 cm, rộng 20 x 20 cm. Hố cách hố là 25 cm. Hố được bón lót bằng 1/2 kg phân chuồng, đồng thời nên trộn với 2 loại thuốc Biobauve 5DP và Vimetarzim 95DP để phòng trừ ấu trùng cánh cứng, rệp sáp và mối ăn cây sống. Sau đó dùng cuốc xới trộn đều thuốc với phân bón lót và lấp một lớp đất mỏng trên mặt hố.

– Về Thời vụ trồng

Thời vụ trồng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cây gai con. Nên trồng cây gai xanh vào đầu mùa mưa tùy điều kiện từng địa phương, không nên trồng vào mùa khô hạn. Đặc biệt ở Miền Trung nên tránh trồng vào mùa có gió Lào khô nóng. Trong trường hợp đã trồng cây mà có gió nóng khô thổi qua thì cần bố trí máy tưới phun để tăng độ ẩm cho cây.

Xem thêm: Phòng trừ cỏ dại trong vườn sầu riêng, măng cụt

– Kỹ thuật trồng cây

Khi cây con trong vườn ươm đạt chiều cao15 – 20 cm, khỏe mạnh, sạch bệnh thì có thể đem ra trồng. Mỗi hố trồng 2 cây để phòng đến năm thứ 3 có nhiều cây bị thối gốc phải loại bỏ bớt cây. Dùng dao rạch vỏ bầu, đặt vào hố lấp, đất ngang miệng hố và tưới đủ ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc

Khi cây gai xanh đã bén rễ cần cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết là đạm, lân, kali để cây gai sinh trưởng và phát triển tốt.

Đạm có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng gốc gai, thân khỏe, lá nhiều; nếu đạm thiếu lá chuyển sang màu vàng, phân chồi nhánh ít, tầng sợi mỏng, dẫn đến giảm sản lượng. Tuy nhiên nếu bón phân đạm quá nhiều sẽ dẫn tới  gốc gai dài, thân mềm yếu, trưởng thành muộn màng, tế bào sợi mỏng, dễ bị bệnh hại và đổ gục,  ảnh hưởng lớn tới chất lượng và sản lượng.

sản xuất cây gai xanh thương phẩm

Lân có thể thúc đẩy phát triển sợi, rễ hệ sinh trưởng và phát triển thông qua đó tác động đến sự sinh trưởng phát triển của thân, lá. Nếu thiếu lân, gốc gai trưởng thành chậm, sản lượng giảm thấp.

Kali có vai trò thúc đẩy quá trình tích lũy xenlulo và làm dầy màng tế bào, khiến thân càng dẻo dai, chống đổ gãy, tăng khả năng kháng sâu bệnh của cây; nếu thiếu kali, cây sinh trưởng không tốt, dễ bị đổ và nhiễm nấm bệnh. Thường vào giai đoạn giữa và cuối quá trình sinh trưởng của gai, rắc lên mặt lá tro đốt cỏ là một biện pháp để tăng hầm lượng Kali cung cấp cho cây.

Lượng dinh dưỡng cần cho mỗi hecta gai/ năm cơ bản là đạm urê: 220 kg, lân Văn Điển 41 kg, kali 129 kg tăng giảm tùy vào điều kiện cụ thể của vùng trồng. Ngoài các yếu tố dinh dưỡng chính thì để cây gai xanh phát triển tốt năng xuất cao thì cần bổ sung thêm canxi và các nguyên tố vi lượng như bo, mangan, kẽm, đồng, magiê, nếu thiếu hoặc dư quá nhiều cũng khiến gai sinh trưởng kém. Phân vi sinh dùng bón cho cây gai có thể là phân có hàm lượng axit humic từ 1,5 – 2% kết hợp với N.P.K (2.3.5), vi lượng. Ngoài ra cần bổ sung thêm vi sinh như nấm cộng sinh – cố định đạm cho cây gai là Mycorrhiza và các nấm phân giải xenlulo phân giải oxit phốtpho có trong đất.

Bổ sung nước duy trì độ ẩm ổn định để cây gai sinh trưởng và phát triển tốt.

Sau khi trồng chừng 10 – 20 ngày cần chú ý bỏ cỏ trên luống gai và áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bênh hại cây gai xanh. Tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện những cây bị nấm cổ rễ phá hoại thì phải nhổ bỏ, xử lý thuốc thối cổ rễ ngay.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

Sau mỗi vụ thu hoạch cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất, đảm bảo dinh dưỡng để cây tiếp tục sinh trưởng phát triển cho vụ gai kế. Phân bón có thể hòa vào nước rồi tưới đều trên bề mặt luống. Không nên cuốc xới nhiều vì rễ phụ và thân ngầm đã ken dày khắp mặt luống.

Đối với Cây Gai xanh để lấy tơ từ vỏ để phục vụ ngành dệt may, cần tăng cường các biện pháp để thúc đẩy tối đa chiều cao của cây gai, nên khi mới trồng ra nơi sản xuất ta có thể phun một lượng kích thích tăng trưởng như Gibberellin pha vào cồn rồi cho tan vào nước lã với nồng độ10 ppm để phun vào đỉnh cây gai. Giúp cây đạt tăng trưởng hơn 10 – 15%.

– Thu hoạch.

Thời điểm thu hoạch cây gai lấy sợi cần cách xa thời gian ra hoa kết trái (khi ra hoa kết trái chất dinh dưỡng tập trung vào hoa quả nên hàm lượng xenlulo trong sợi gai rất kém). Sau khi trồng trên ruộng sản xuẩt chừng 40 ngày quan sát cây gai đã phát triển, thân đã mập và thẳng, quan sát gốc gai có biến đổi từ màu xanh sang nâu đậm thì thu hoạch đợt 1. Sau 30 ngày nếu thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch đợt 2, đợt 3, đợt 4 cũng tương tự như vậy. Thời gian sinh trưởng nhanh hay chậm là do chế độ nhiệt và độ ẩm của đất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *