Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Ngành chăn nuôi ở nước ta ngày càng phát triển với quy mô lớn không còn manh mún nhỏ lẻ, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đồng thời cũng xuất hiện một vấn đề đó là lượng chất thải (nước thải, chất thải thô, khí thải,…) lớn gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe vật nuôi và con người, tăng khối lượng công việc vệ sinh dọn dẹp chuồng trại, tăng lượng nước va điện năng tiêu thụ.

Mô hình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi là một giải pháp mang lại nhiều lợi ích tổng hợp: hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế mầm bệnh, tiết kiệm thuốc thú y, giảm khối lượng công việc vệ sinh chuồng trại, tiết kiệm nhân công và năng lượng tiêu thụ.

Đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm BALASA No.1 có tính ứng dụng cao, dễ dàng áp dụng rộng rãi trong thực tiễn nhiều địa phương tạo tiền đề cho việc chăn nuôi trong khu dân cư không làm ảnh hưởng tới môi trường sống, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về mô hình này:

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là phương pháp chăn nuôi trên lớp độn lót chuồng dày có chứa một quần thể các vi sinh vật có hoạt tính cao, có thể tồn tại chung sống lâu dài trong lớp độn chuồng, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và hạn chế sự phát triển của sinh vật có hại và mầm bệnh, chúng tác dụng lên men giúp tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc, mùi hôi và sinh vật có hại trong chuồng nuôi.

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo (lợn)
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo (lợn)

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Công tác chuẩn bị :

  • Chuẩn bị mặt bằng: làm đệm lót chìm dưới mặt đất nên phải đào nền chuồng sâu xuống 60cm. Nếu diện tích chuồng đủ lớn thì ta làm đệm lót 2/3 diện tích chuồng, 1/3 diện tích tráng nền để khi nhiệt độ cao vào mùa hè lợn sẽ có . Nếu chuồng có chỗ giải tỏa nhiệt. Nếu chuồng không đủ diện tích thì làm đệm lót toàn bộ diện tích khi nhiệt độ cao dùng tấm ván gỗ cơ động để cho lợn nằm.
  • Pha dung dịch men (200 lít):Chuẩn bị trước 1 – 2 ngày. Cho 1kg chế phẩm Balasa N01 + 15 kg bột ngô + 200 lít nước sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15 0C thì dùng nước ấm) cho vào thùng và khuấy đều, đậy kín, để nơi có nhiệt độ ấm.
  • Xử lý bột ngô: trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ, lấy khoảng 2 lít dịch men cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều tiếp tục để ở chỗ ấm.
  • Nên đặt mansg ăn và vòi nước tự động ở cách xa nhau trong chuồng nuôi để tăn sự vận động của lợn sẽ góp phần đảo trộn chất đệm lót sinh học. Đặt máng ăn cao hơn mặt đệm lớt khoảng 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Thiết kế máng hứng nước dưới vòi nước để nước không chảy vào đệm lót, tuy nhiên cần xây dựng hệ thống phun nước để phun hạ nhiệt, cấp ẩm cho nền chuồng khi cần.
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo (lợn)
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo (lợn)

Cách làm đệm lót sinh học

  • Bước 1: Rải lớp trấu đã chuẩn bị độ dày khoảng 30cm ra đều khắp trên nền chuồng.
  • Bước 2: Làm phẳng và cấp ẩm đều khắp lớp đệm lót sinh học với độ ẩm 40%. Có thể kiểm tra bằng cách dùng tay nắm một nắm trấu, thấy trấu không bị tơi rời khi mở tay ra và khi nắm chặt bàn tay không thấy nước rỉ qua kẽ tay.
  • Bước 3: Phun, tưới đều 100 lít dịch men đã được chuẩn bị lên lớp trấu, sau đó rải đều một nửa bã ngô có trong dịch men lên trên mặt lớp trấu.
  • Bước 4: Rải tiếp lớp mùn cưa độ dày là 30cm lên trên lớp trấu, đồng thời tưới nước sạch đều đến khi đạt độ ẩm khoảng 30% (mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, khi nắm chặt mùn cưa trên tay có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời).
  • Bước 5: Rải đều 5kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa.
  • Bước 6: Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa. Rồi xoa đều lên toàn bộ mặt lớp mùn cưa.
  • Bước 7: Để lên men 3-5 ngày. Trong 1-2 ngày đầu lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40 độ C, dưới độ sâu 30 cm có thể đạt tới nhiệt độ 70 độ C nhưng duy trì trong thời gian ngắn. Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần. Bới sâu xuống 30 cm nhiệt độ khoảng 400C, không còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là đệm lót có chất lượng tốt. Sau khi lên men kết thúc: bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn. Chú ý: Dù làm với bất cứ loại nguyên liệu nào thì cũng cần phải làm thành hai lớp đệm để xử lý men trên hai lớp đó như hướng dẫn ở trên.

Quản lý và bảo dưỡng đệm lót

  • Đảm bảo độ ẩm của tầng trên cùng luôn không khô và quá ẩm đảm bảo độ ẩm khoảng 20% để đảm bảo sự lên men tiêu hủy phân tốt và lợn không cảm thấy khó chịu, ít bị ban đỏ nổi mẩn ngứa như nuôi trên nền xi măng.
  • Đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót: sự tiêu hủy phân nhanh phụ thuộc vào độ xốp của. Hàng ngày cần chú ý xới tơi đệm lót với độ sâu khoảng 15cm, đặc biệt ở chỗ có hiện tượng kết tảng.
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo (lợn)
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo (lợn)
  •  Cần thường xuyên quan sát đảo trộn để chất thải phân bố đều trong lớp độn chuồng, khi ngửi không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt. Nếu còn phân và có mùi thối là lên men không tốt. Vì thế cần phải bảo dưỡng bằng cách; Xới tung đệm lót ở độ dày 15 cm để cho tơi xốp, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men.
  • Thường sau 1 hoặc 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm, cần bổ sung thêm 5 đến 10% chất độn và chế phẩm men.

Xem thêm:

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Hướng dẫn bón cây.

Hướng dẫn trồng trọt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *