Phòng trị bệnh tả gà

Bệnh tả gà là một loại bệnh gây hại trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh rất nguy hiểm. Bệnh truyền nhiễn cấp tính, lây nhiễm rất nhanh. Do bệnh phát sinh thường cùng lúc với các bệnh khác nên tỷ lệ chết là 100%, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng nếu không phòng trị kịp thời.

Bệnh tả gà do virus Paramyxovirus serotype 1 (thuộc họ Paramyxovididae ) gây ra. Đây là một loại virut nguy hiểm tuy nhiên dễ bị phá hủy bởi tác nhân vật lý như Tia cực tím, các hóa chất, các chất sát trùng như Formol 5%, NOVACIDE, NOVADINE, NOVASEPT,… Virut phát triển ở tốt ở nhiệt độ quanh 20oC ( sống được khoảng 1 năm), nhiệt độ thấp 1-4oC virus tồn tại 3-6 tháng. Virus Paramyxovirus serotype 1 có thể lây truyền ở mọi lứa tuổi của gà, đặc biệt là gà con, có thể lây truyền qua cả ống dẫn trứng, qua vỏ trứng, lây gián tiếp qua môi trường cũ có mầm bệnh do chưa sát trùng kỹ. Virus xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc niêm mạc, da.

Bệnh tả gà – Biểu hiện ban đầu

Biểu hiện của bệnh tả gà:

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-15 ngày, thường là 5-6 ngày. Trường hợp virut xâm nhập vào nhưng độc lực yếu sẽ nhân lên trong tế bào biểu mô hô hấp, hệ tiêu hóa chờ điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh, nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Trường hợp kh lây nhiễm viruts có độc lực mạnh thù sẽ nhân lên trong ống tiêu hóa, đường hô hấp vào máu và đi khắp các cơ quan gây bệnh. Biêu hiện bệnh được chia thành 3 thể:

– Thể quá cấp tính: Diễn biến bệnh rất nhanh, gà chết nhanh trong 25-48 giờ nhiễm bệnh với những triệu chứng khó nhận diện: như bỏ ăn, xù lông, gục đầu, suy sụp, sốt, khó thở,…

– Thể cấp tính: Tỷ lệ chết 100%.  Gà có các triệu chứng chậm chạp, ủ rũ, ăn ít đến bỏ ăn,siêng uống nước hơn bình thường, lông xù, vận động chậm chạp, gà tím tái, xuất huyết hay thủy thủng mồng và yếm gà, mũi và mỏ chảy nhiều dịch nhờn, thở khó, gà bệnh hay bị sưng diều, phân lỏng tanh trắng hoặc nhiễm máu,…Đối với gà đẻ trứng thì giảm hoặc ngưng đẻ, trứng nhỏ màu trắng nhợt, xuất huyết túi lòng đỏ.

– Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch với các triệu trứng như gà ngoẻo đầu, liệt chân, lảo đảo, đứng không vững, có khi quay vòng tròn, gục đầu mỏ…Gà chết do tổn thương thần kinh, hô hấp khó, tiêu hóa kém, kiệt sức chết,…

Phương pháp Phòng bệnh: Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu, nên công tác phòng bệnh rất quan trọng.

– Vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi thường xuyên, thai đệm chuồng định kỳ.

–  Lựa chọn giống gà khỏe mạnh, sạch bệnh. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh, khoáng chất, vitamin, tăng đề kháng…. Ví dụ: trộn các loại premix như: NOVAMIX 6 (gà con), NOVAMIX 7 (gà giống hậu bị) NOVAMIX 8 (gà thịt), NOVAMIX 9 (gà đẻ trứng), NOVAMIX 10 (gà giống): liều 2,5kg/tấn thức ăn, NOVA-C COMPLEX: 2g/kg thức ăn hoặc 1g/lít nước, trong 3 ngày, 2 tuần dùng một lần. · NOVA VITA PLUS: 1g/ 2lít nước uống hoặc 1g/kg thức ăn

– Thường xuyên quan sát chuồng trại nếu phát triện gà có biểu hiện lạ cần lập tức tách đàn theo dõi, nếu gà bị chết cần tìm ra nguồn bệnh tiêu hủy và khử trùng.

– Chủng ngừa caccin kịp thời, đúng liều lượng:

+ Trên gà con: chủng vaccin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi.

+ Trên gà giống: Giai đoạn hậu bị chủng vaccin lúc 8-10 tuần tuổi, giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ trứng chủng vaccin IMOPEST.

Xem thêm: Một số bệnh thường gặp ở cúm gia cầm 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *