Tại sao nên sử dụng đệm lót chuồng sinh học trong chăn nuôi?

Tại sao nên sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi?

Khái niệm về phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học

Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học: là phương pháp chăn nuôi con vật trên lớp độn lót chuồng dày có chứa đựng một quần thể các vi sinh vật, tồn lại lâu dài cùng nhau với hoạt tính cao, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại.

sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học có tác dụng:

– Môi trường chăn nuôi trên đẹm lót sinh học là một môi trường tự nhiên (nền chuồng tự nhiên, vật liệu tự nhiên: mùn cưa, trấu, rơm rạ…) nên khá gần gũi thân thiện với thiên nhiên., đồng thời có được một tiểu khí hậu tốt: nhiệt độ độ ẩm thích hợp, không khí trong lành.

Xem thêm: Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

– Trong đệm lót sinh học đã tạo ra vòng tuần hoàn sinh vật:  Vật nuôi ăn, ở, đi lại, thải chất thải thấm vào lớp đệm lót chuồng sinh học cung cấp dinh dưỡng cho quần thể vi sinh vật cư trú trong đó sử dụng phân giải tạo thành các chất trao đổi và protein của bản thân, có cung cấp ngược lại cho gà sử dụng do gà có thói quen bới tìm kiếm thức ăn, giúp tăng nguồn dinh dưỡng và trợ giúp tiêu hóa, nâng cao miễn dịch. Vòng tuần hoàn luân chuyển liên tục trong thời gian dài sẽ tạo ra một môi trường không chất thải, không cần quét dọn, không ô nhiễm, ít bị bệnh, sinh trưởng tốt…

– Động vật được chăn thải trong môi trường đệm lót sinh học sẽ kích thích con vật sống theo bản tính nguyên thủy (chạy nhảy, đi lại, cào bới…độn lót để tìm kiếm các thứ có thể ăn được). Nhờ vậy con vật rèn luyện được thể chất, giảm căng thẳng, làm khỏe các cơ quan nội tạng, hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

– Nước tiểu, nước trong phân vật nuôi thải ra sẽ thẩm thấu thấm dần xuống lớp lót chuồng, do chất độn có thành phần xơ cao, độ xốp lớn nên có năng lực hấp phụ mạnh chất thải  và nhờ sự đào bới của vật nuôi, tác động hỗ trợ của con người  sẽ vùi lấp phân tán và hấp thụ vào đệm lót sinh học tiêu hủy và giảm mức độ mùi hôi bằng các cách: Hoạt động lên men oxi hóa của hệ VSV có ích được đưa vào lớp chất độn sẽ phân giải các chất thải, biến đổi khí độc thành các chất không có mùi an toàn với vật nuôi và môi trường; ức chế và khử vi khuẩn lên men gây thối do số lượng tế bào rất lớn các chủng loại vi sinh vật có lợi đã tạo ra sự áp đảo và tiêu diệt các vi khuẩn lên men gây thối; các vi sinh vật có ích cạnh tranh các chất dinh dưỡng, quá trình sống của hệ vsv có lợi sẽ sản sinh ra các chất kháng vi khuẩn thối như axit lactic, axit axetic, rượu ethylic, este, H2O2, bacterioxin…
– Sự phát triển vượt trội về số lượng của vsv có lợi góp phần ức chế và tiêu diệt các mầm bện có hại, tạo ra môi trường sống lành mạnh, thoải mái và hạn chế được dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây cà phê

– Chất thải, khí thải của vật nuôi được biến đổi thành những chất không mùi và an toàn khiến cho môi trường xung quanh không bị ô nhiễm, môi trường sống và sức khỏe của người lao động được đảm bảo,là tiền đề để phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

– Duy trì lớp độn chuồng sinh học trong suốt quá trình nuôi, do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm độn lót.

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi
dem-lot-sinh-hoc-trong-chan-nuoi

– Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen kéo theo là giảm nhân công và chi phí thuốc phòng trị trong việc chữa trị nếu con vật bị bệnh.

– Tăng chất lượng của sản phẩm: Úm gà trên đệm lót sẽ cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Nuôi lợn có đệm lót sinh học có ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi. Lợn nái nuôi có đệm lót sinh học tránh bị trượt ngã, lợn con khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, giảm bệnh tiêu chảy cho lợn con. Nuôi lợn có đệm lót sinh học giúp người nuôi xóa đi nỗi lo thiết kế, bố trí hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Tăng chất lượng sản phẩm, thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

Tổng hợp các lợi ích cho thấy nếu sử dụng đệm lót chuồng sinh học sẽ góp phần làm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Điều kiện để đảm bảo đệm lót sinh học trong chăn nuôi phát huy tốt tác dụng

– Số lượng vsv cấy vào đem phải đủ lớn, chung sống hài hòa

– Duy trì được sự ổn định về số lượng và hoạt tính trong thời gian dài ở trong đệm lót. Nếu đảm bảo đúng quy trình làm đệm lót thì theo tính toán sẽ đảm bảo tỷ lệ vi sinh vật có ích và số vi sinh vật có hại và gây bệnh sẽ là bằng 13200: 1 và còn có thể cao hơn nữa.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *