Phòng trừ côn trùng hại cây ổi hiệu quả cao

Phòng trừ côn trùng hại cây ổi hiệu quả cao

Hiện nay xuất hiện rất nhiều loại côn trùng gây hại ở cây ổi cả trên thân, lá, rễ, hoa và quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ổi, sản lượng và chất lượng quả kém dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vì vậy ngoài những biện pháp chăm sóc tốt để cây ổi phát triển khỏe mạnh đạt năng suất chất lượng cao thì công tác phòng sâu bệnh hại nói chung và côn trùng hại nói riêng cần là công tác rất quan trọng. Sau đây là đặc điểm sinh học đặc trưng của một số loại côn trùng hại thường gặp trên ổi và các biện phòng phòng trừ.

phòng trừ côn trùng hại ổi
phòng trừ côn trùng hại ổi

1. Đặc điểm sinh học của một số loại côn trùng hại cây ổi

1.1. Sâu đục trái trên cây ổi

Tên khoa học của sâu đục trái trên cây ổi là Conogethes punctiferalis Guenee. Trứng của sâu đục trái ổi có hình bầu dục, dài khoảng 2 – 2,5mm, trắng hơi kem. Mỗi con trưởng thành có khả năng đẻ khoảng 20-30 trứng ngay trên vỏ trái, sau 4-6 ngày trứng sẽ nở vào buổi sáng. Sâu non nhanh chóng chui vào trong trái và gây hại.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây cà phê

Bên trong trái sâu có đầu màu nâu, thân hình hơi nâu đỏ dài khoảng 19-22mm trên mình có những u lông tròn.

Nhộng màu nâu có chiều dài khoảng 10-13mm, nhộng sâu có thể làm ngay bên trong trái hoặc giữa các trái. Nhông sâu đục trái có kén tơ kết dính thành một lớp kén mỏng.

Thành trùng của sâu đục trái trên ổi là bướm màu vàng, có chiều dài từ 11- 13 mm, có các đốm đen trên cánh, thành trùng hoạt động mạnh về đêm, ban ngày thường trú ẩn dưới phiến lá. Một vòng đời của sâu đục trái kéo dài khoảng 29 – 32 ngày.

1.2. Sâu ăn lá hại cây ổi

Tên khoa học của sâu ăn lá hại cây ổi là Archips micaceana, gây hại chủ yếu giai các phần non của cây: lá non, đọt non làm lá bị biến dạng còi cọc không phát triển, nặng có thể khiến chồi non không thể phát triển.

sâu ăn lá hại cây ổi
Phòng trừ côn trùng hại cây ổi

1.3. Bọ trĩ băng đỏ hại cây ổi

Bọ trĩ băng đỏ hại cây ổi có tên khoa học là: Selenothrips rubrocinctus. Con trưởng thành đực thường dài hơn con cái khoảng 1mm, trên lưng có một băng đỏ tươi nằm liền sau đôi chân thứ 3. Thân màu vàng nhạt, đầu màu vàng sậm, phần đuôi là một túi tròn có màu đỏ tươi thì đây là túi phân của bọ trĩ, mắt đỏ, đốt đuôi có màu nâu đen. Một vòng bọ trĩ băng đỏ hại cây ổi kéo dài khoảng 3 tuần.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

Con ấu trùng và trưởng thành đều gây hại mạnh, xuất hiện chủ yếu trên lá non, đọt non, đài hoa, trái non để lại cho trái có những vết sẹo hoặc vòng sẹo rất đặt trưng, những phần lồi hay những mảng có màu xám ở vỏ trái hoặc phía dưới trái. Khi gây hại ở lá chúng tập trung trên đường gân chính để lại trên lá những vết sẹo màu sét, cũng có thể tấn công phần nhu mô lá làm cho lá bị vàng rụng.

1.4. Ruồi đục trái hại cây ổi

Tên khoa học của ruồi đục trái hại cây ổi là Batrocera dorsalis Hendel. Con trưởng thành của ruồi đục trái hại cây ổi là một loại ruồi màu nâu. Đầu  của ruồi đục trái có hình bán cầu, trên ngực giữa có 3 vết vàng xếp thành hình chữa u (2 vệt dọc ở 2 góc cánh, vệt nằm ngang trên đốt ngực thứ 3 lớn hơn).Con thành trùng có  bụng tròn giống bụng ong và cuối bụng  nhọn. Trên phần phía trên của bụng có 2 vệt đậm đen hình chữ T, đốt chày và đốt bàn chân màu vàng, con trưởng thành cái lớn hơn đực có thể đạt kích thước chiều  dài đến khoảng 7mm. Thành trùng có thể sống 20 – 40 ngày. Ruồi cái sinh sản bằng cách dùng kim đẻ trứng dài và nhọn chọc xuyên qua lớp vỏ vào phần giữa vỏ và thịt trái đẻ trứng thành ổ từ 5-10 trứng/ lứa (một năm 1 con cái đẻ được 50-60 quả trứng.Trứng có kích thước khoảng 1mm, hơi thuôn dài, màu trắng trong hoặc trắng sữa, nở sau 2-3 ngày thành ấu trùng (dòi), mới nở ấu trùng dài khoảng 1.5mm, đẫy sức có thể đạt chiều dài 8mm. Dòi nở ra bên trong trái sử dụng phần thịt trái làm thức ăn, táo điều kiện cho vsv phát triển phân hủy gây thối hỏng trái.

Ruồi đục trái hại cây ổi
Phòng trừ côn trùng hại cây ổi

1.5. Rệp sáp phấn, rệp sáp dính hại cây ổi

Đặc điểm chung đặc trưng là cơ thể rệp có khả năng tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, nhờ đó hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau (rệp sáp dính, rệp sáp phấn). Cả hai loại rệp này đều có vòng đời tương đối ngắn khoảng 1 tháng, xuất hiện nhiều đợt quanh năm. Gây hại bằng hình thức chích hút chất dinh dưỡng từ lá, cành, cuống, trái. Bệnh nặng sẽ làm lá vàng khô, chết; trái còi cọc, chậm phát triển và có thể rụng. Rệp sáp phát triển tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển gây hại.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao

1.6. Rầy phấn trắng

Đặc điểm đặc trưng con trưởng thành đẻ trứng theo một cái vòng xoắn ốc ở mặt dưới lá và được che phủ bởi những lớp lông sáp trắng mịn. Chúng gây hại trực tiếp bằng cách hut sdichj cây làm cho cây chậm phát triển đồng thời khi phát triển mạnh sẽ tiết ra mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây.

1.7. Rầy mềm hại cây ổi

Rầy mềm có hình trái lê, râu đầu hình sợi chỉ, dài. Con đực luôn có cánh (2 cặp cánh) ít gặp ngoài thực tế. Con cái có hai dạng: dạng có cánh dài, phát triển và dạng hoàn toàn không cánh tuy nhiên trong tự nhiên hầu như chỉ ghi nhận thành trùng cái không cánh, đẻ con. Thành trùng có cánh chỉ xuất hiện khi mật số quần thể của rầy mềm cao hoặc lá đã già hoặc bị nhiễm bệnh. Cả hai loài có màu nâu đen hoặc nâu đỏ, bóng. Kích thước thành trùng cái không cánh dài khoảng 1,7-2,1mm , đối với con cái có cánh dài 1,71,8mm. Rầy mềm chủ yếu sinh sản đơn tính, đẻ con. Chúng gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài khoảng 7-9 ngày, mỗi con cái có khả năng đẻ trung bình 41 con.

2. Biện pháp phòng trừ côn trùng hại cây ổi

– Chọn tạo các giống ổi sạch bệnh, có các đặc điểm thích nghi ngăn côn trùng gây hại.

– Trồng với mật độ phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của ổi, tránh vườn ổi phát triển rậm rạp, thường xuyên tỉa cành tạo tán để cây ổi có bộ tán gọn không ghé quá sát đất, không giao tán, tán thông thoáng ánh sáng có thể xuyên vào tán.

– Bón phân đầy đủ cân đối, tránh bón quá dư đạm, tăng cường phân hữu cơ đã xử lí kĩ. Định kì bón thêm Canxi vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây ổi vừa có tác dụng xử lí đất, tiêu diệt mầm mống sâu hại.

– Làm cỏ dọn vệ sinh vườn trồng, phát quang các bụi rậm quanh vườn ngăn chặn mầm mống côn trùng gây hại tồn tại.

– Tưới tiêu nước phù hợp kịp thời, tránh để vườn bị ngập úng. Sau vụ thu hoặc có thể bơm nước vào vườn, sau đó thoát nước để tiêu diệt mầm mống sâu bệnh còn tồn dư.

Xem thêm: Phòng trừ sâu đục trái gây hại trên cây ăn quả có múi

– Tạo điều kiện cho các loài sinh vật thiên địch như: ong ký sinh nhóm: Encasia, Aphytis, Metaphycus và các loài bọ rùa,… phát triển trong vườn để hạn chế sự phát triển của côn trùng hại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *