Kỹ thuật trồng cây cà phê

Kỹ thuật trồng cây cà phê

Cây cà phê là một cây nhiệt đới, thích hợp ở vùng tồng có nhiệt động khoảng 19-25°C, lượng mưa bình quân là 1500 mm/năm. Cây cà phê là một loài cây được du nhập vào Việt Nam, nhưng hiện nay cây cà phê của Việt Nam thuộc top đầu của thế giới cả về diện tích trồng và sản lượng, phổ biến tại Tây Nguyên, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước… Là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

vùng trồng cây cà phê
vùng trồng cây cà phê

Sau đây là kỹ thuật trồng cây cà phê:

1. Đất trồng cây cà phê:

Đất trồng cà phê cần phải có tầng đất dày, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thuận lợi cho công tác tiêu thoát nước. Nếu đất trồng kém dinh dưỡng hoặc trồng lại trên chu kỳ trước đã trồng cà phê thì phải áp dụng các biện pháp cải tạo, bổ sung dinh dưỡng cho đất, trồng các cây đậu từ 2-3năm để phục hồi đất. Ở chu kì trước nếu từng xuất hiện bệnh thối rễ thì không nên trồng lại cây cà phê mà cần phải luân canh với cây trồng khác trong một khoảng thời gian.

Xem thêm: Phòng trừ sâu đục trái gây hại trên cây ăn quả có múi

2. Thiết kế vườn trồng cây cà phê

Vườn trồng cây cà phê phải đảm bảo các tiêu chí sau:

– Tối ưu được diện tích đất sử dụng ( mương rãnh, lối đi nhỏ hơn 15% diện tích đất).

– Phòng chống đất bị xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng.

– Thâm canh lâu dài năng suất ổn định.

– Hạn chế các yếu tố thời tiết không thuận lợi như: sương muối, gió lào, bão, lũ lụt,…

– Thuận tiện tưới tiêu nước.

– Thuận lợi cho công tác canh tác, thu hoạch, vận chuyển.

Kỹ thuật trồng cà phê
Kỹ thuật trồng cà phê

– Tuỳ thuộc độ dốc của địa hình mà thiết kê vườn trông cây cà phê thành các lô, mỗi lô 16 – 20ha. Chiều dài lô song song với đường đồng mức.Sau đó mỗi lô tiếp tục được phân thành các lô nhỏ với diện tích khoảng 1ha để tiện cho công tác chăm sóc, quản lý. Độ dài của các hàng cà phê trong lô nhỏ là 50 m, trong lô lớn là 400 -500m.

– Xung quanh mỗi lô trồng đai rừng và thiết kế đường vận chuyển chính rộng 7-7,5 m (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng).

– Các đường phụ giữa các lô tính từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia có độ rộng 5m.

– Nếu địa hình có độ dốc lớn cần phải chú ý thiết kế vườn trồng để  đảm bảo cho cơ giới chăm sóc, vận chuyển, thực hiện các biện pháp chống rửa trôi, xói mòn đất như  trồng các hàng cây chống xói mòn, thiết kế hàng cây theo hình đồng mức, trồng cà phê theo  kiểu nanh sấu.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

3. Chuẩn bị hố trồng cây cà phê

– Kích thước hố trồng cây cà phê: Đối với đất tốt đào hố với kích thước (dài x rộng x sâu): 40 cm x 40 x 50cm. Đối với đất xấu đào hố với kích thước 50 cm x 50cm x 60cm.

– Trộn phân lấp hố: Trước khi trồng cây cà phê 1-2 tháng trộn đều lân, phân hữu cơ và đất mặt rồi lấp xuống hố, lấp cao hơn mặt hố từ 10-15cm (10-15kg Phân hữu cơ + 0,5kg phân lân/ hố)

4. Khoảng cách, mật độ trồng cây cà phê:

Tùy vào từng loại cây cà phê là loại đất trồng. Ví dụ  Cây cà phê chè Catimor trồng khoảng 5.000 cây/ha, mật độ trồng hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Cà phê vối (Robusta): nếu trồng 1 cây/ 1 hố thì trồng với mật độ 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha; nếu trồng 2 cây/ hố thì trồng với mật độ 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660 cây/ha. Đất xấu thì trồng với mật độ dày hơn.

5. Thời vụ trồng cây cà phê:

Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất, những vùng chủ động được nguồn nước thì có thể trồng cuối mùa mưa.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

6. Kỹ thuật trồng cây cà phê

Tại giữa hố trồng đã chuẩn bị trước tạo một lỗ nhỏ rộng 15-20cm sâu 25-30cm. Nhẹ nhàng xé bầu, chú ý không làm vỡ bầu, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp và nén chặt đất, lấp đất ngang mặt bầu. Sau khi trồng làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố.

Sau khi trồng thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc, đảm bảo tỉ lệ sống cao cho cây cà phê như: đánh bồn, che phủ gốc, tưới nước,…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *