Phòng trừ sâu đục trái gây hại trên cây ăn quả có múi

Phòng trừ sâu đục trái gây hại trên cây ăn quả có múi

Sâu đục trái hại cây có múi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera là loại sâu gây hại nghiêm trọng trên cây có múi: bưởi, cam, chanh,… ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam loại sâu này đã xuất hiện thậm chí gây hại mạnh tại các vùng trồng từ Khánh Hòa, Bình Phước, rộng khắp ở các vùng trồng cây có múi ở ĐBSCL.

Sâu đục trái trên quả sầu riêng
Sâu đục trái trên quả sầu riêng

Loài sâu này tấn công trái bưởi, chanh, cam, quýt xanh, quýt hồng,… nhưng gây hại nặng nhất trên bưởi và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là bưởi da xanh và bưởi năm roi.  Do gai đoạn trưởng thành (bướm) có khả năng bay mạnh và xa nên sự lây lan của sâu đục trái nhanh và khó kiểm soát. Ngoài ra, công tác vận chuyển khi trái nhiễm sâu từ vùng này đến vùng khác đồng thời cũng góp phần đưa dịch bệnh lan truyền giữa các vùng có khoảng cách xa về địa lý.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

Đặc điểm sinh học của sâu đục trái:

Đặc điểm sinh học của sâu đục trái trên cây có múi. Giai đoạn trưởng thành của sâu  sau khi vũ hóa khoảng từ 2-3 ngày sẽ tiến hành bắt cặp, ban ngày ẩn nấp trong tán lá và đẻ trứng vào ban đêm. Bướm có khả năng sống từ 5-6 ngày, một con đẻ được khoảng 30 trứng, trên bề mặt phía dưới của trái ngay từ sau khi đậu trái 15-20 ngày cho tới tận khi sắp thu hoạch. Sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ trái và nở; 1-2 giờ đó thì sâu non có khả năng đục thẳng, nhanh chóng chui vào bên trong vỏ trái và bắt đầu gây hại.

Sâu bướm đục trái
sau-duc-trai-sau-rieng-va-bien-phap-phong-tru

Vì vậy giai đoạn sâu non chưa chui vào vỏ là giai đoạn rất quan trọng để áp dụng các biện pháp trừ sâu đạt hiệu quả; nếu để sâu chui sâu vào quả sẽ rất khó trị và gây ảnh hưởng đến chất lượng trái. Sâu đục  xuyên vào vỏ trái, hạt,…thành hang và nằm trong đó gây hại, tuôn ra ngoài miệng hang chất nhày rất dễ quan sát. Khi trái bị tấn công thì sau một thời gian bị rụng.  Khi cư trú trong trái bưởi sâu đục trái sẽ trải qua 4 lần lột xác, gây hại trong quả khoảng 2 tuần, khi đạt độ dài khoảng 20mm thì chui ra khỏi trái, rơi ngay xuống đất để hóa nhộng trong đất, hóa nhộng trong khoảng là 9 đến 12 ngày, sau đó quay lại trở thành con bướm.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

Các biện pháp phòng trừ sâu đục trái:

– Vì cây có múi thường có nhiều đợt ra trái khác nhau cùng một thời điểm, nên nếu sử dụng thuốc hóa học nhiều lần sẽ làm ô nhiễm môi trường, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, nếu sử dụng thuốc hóa học thì nên dùng nhóm cúc tổng hợp như Alpha-Cypermethrin, Deltamethrin với dầu khoáng DC Tron Plus để tăng tính hiệu quả và hạn chế sự kháng thuốc của sâu. Và cần bao trái sớm để hạn chế sự xâm nhập của sâu, hoặc nếu xuất hiện sâu phải sử dụng biện pháp hóa học thì sau khi phun xịt thì bao ngay trái lại.

Sâu đục trái bưởi
Sâu đục trái bưởi

– Thường xuyên thu gom rác, cỏ dại, cây dại mầm mống sâu, hái tất cả các trái bị sâu đục, tiến hành biện pháp tiêu hủy để ngăn chặn sự tồn dư của sâu.

– Kiến vàng là thiên địch của sâu đục trái trên cây có múi, nên thả, nuôi dưỡng và bảo vệ đàn kiến vàng trong vườn cây có múi chúng sẽ ăn trứng, sâu và tấn công bướm, rất hiệu quả trong công tác phòng trừ sâu đục trái.

Xem thêm: Phòng trừ hiệu quả bệnh thối trái trên cây nhãn hiệu quả

– Tưới phun nước đẫm trên cây vào buổi chiều mát để hạn chế bướm đẻ trứng và nước ngập vườn để diệt nhộng dưới đất. Vì lúc bướm đẻ thích nơi khô ráo, khoảng 5-7 giờ chiều tối.

– Nghiên cứu sử dụng pheromone hấp dẫn bướm tập trung để diệt, hoặc thuốc có tác dụng xua đuổi bướm, ngăn chúng sinh sản.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *