Phòng trừ hiệu quả bệnh thối trái trên cây nhãn hiệu quả

Phòng trừ hiệu quả bệnh thối trái trên cây nhãn hiệu quả

Tác nhân gây bệnh thối trái trên cây nhãn:

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do nấm Phytophthora sp. Bệnh gây hại chủ yếu ở các chùm nhãn phía dưới tán sát với mặt đất hoặc các chùm phía trong giữa tán, chùm nhiều quả và từ quả trong giữa chùm rồi lan ra cả chùm do độ ẩm cao lại ít ánh sáng chiếu tới.

Trái nhãn
Trái nhãn

Biểu hiện của bệnh thối trái nhãn là vết bệnh có màu nâu sậm giống bị nhũn nước sau đó lan rộng, chuyển thành đen xám, ấn nhẹ thấy mềm nhũn, rỉ nước có mùi thối chua. Bệnh thường xuất hiện phía dưới quả nhãn sau đó lan rộng đến khoảng 1/3 quả sẽ bị hỏng hoàn toàn và rụng. Vào lúc buổi sáng sẽ có thể quan sát thấy trên vết bênh có những tơ mấm màu trắng. Bệnh không chỉ gây hại trái từ nhỏ đến chín mà  còn gây hại cả trên cành, lá, hoa và ngay cả trong quả trình vận chuyển quả nhãn đã thu hoạch.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

Yếu tố t/trong-trot/ky-thuat-phong-benh-nam-ghe-tren-cay-oi/huận lợi cho bệnh thối trái trên cây nhãn phát triển mạnh:

Bệnh phát triển mạnh tại các vườn trồng với mật độ quá dày, tán lá rậm rạp, vào mùa mưa nhiều, độ ẩm cao, ít nắng, sương mù dày. Bệnh lây lan  do bào tử nấm nhờ gió lan đi rất nhanh. Bệnh thối trái nhãn gây hại trên nhiều giống nhãn: nhãn tiêu da bò, nhãn long, nhãn xuồng,…

Bệnh thối trái trên cây nhãn
Bệnh thối trái trên cây nhãn

Biện pháp phòng trừ bệnh thối trái trên cây nhãn:

– Thiết kế vườn có hệ thống mương rãnh đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời.

– Trồng nhãn với mật độ phù hợp dựa trên đặc tính của giống, tránh trồng quá dày, cây trồng xen có tán rộng, bóng râm lớn làm hạn chế ánh sáng chiếu vào.

Xem thêm: Biện pháp phòng trừ bệnh đốm rong trên cây ăn quả đạt hiệu qua cao

– Bón phân cân đối hợp lí, tránh việc bón quá đạm để cây phát triển khỏe mạnh, tăng cường lận phân hữu cơ đặc biệt cần bổ sung chế phẩm sinh học Trichoderma để tăng lượng vsv đối kháng trong đất.

– Thường xuyên dọn vệ sinh, thu gom cỏ dại, tàn dư cây trồng, tiêu hủy trái nhãn bị bệnh để ngăn nguồn bệnh lây lan.

– Tỉa cành, tạp tán đảm bảo sự thông thoáng cho vườn cây. Nâng đỡ các chùm nhãn phía dưới tán, tránh để tiếp xúc quá gần với mặt đất

Bệnh thối trái trên cây nhãn
Cây nhãn

– Khi bệnh chớm xuất hiện và không gần thời gian thu hoạch trái có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ bênh thối trái nhãn: Mataxyl 500WP, Curzate-M8 72 WP , Aliette 80WP, Mexyl-MZ 70WP,… phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Đối với vùng có tiền sử bệnh thì có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ.

Lưu ý: Bảo đảm đúng thuộc, đúng liều lượng và  đúng thời gian cách ly để nông sản được an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

– Trong quá trình vận chuyển và  tồn trữ  nên kiểm tra thường xuyên và loại bỏ hoàn toàn những trái bị bệnh để tránh lây lan, tiến hành sơ chế để thuận tiện cho bảo quản.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *