Biện pháp phòng trừ bệnh đốm rong trên cây ăn quả đạt hiệu qua cao

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm rong trên cây ăn quả đạt hiệu qua cao

Mùa mưa, nóng kết hợp với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm, rong phát triển gây hại nặng nề trên cây ăn quả, trong đó có một loài rong có tên khoa học là: Cephaleuros viresens gây nên bệnh đốm rong gây hại phổ biến trên nhiều loại cây ăn quả: Bưởi, quýt, cam, chôm chôm, ổi, măng cụt, vú sữa, sầu riêng,….

Bệnh đốm rong
bệnh đốm rong

Triệu chứng của bệnh đốm rong trên cây ăn quả là:

 – Bệnh đốm rong gây hại chủ yếu trên các bộ phận già cỗi của cây như: thân già, cành già, lá già,…hoặc vỏ trái nhưng hầu như không gây hại đến cành lá non hay bánh tẻ. thỉnh thoảng cũng bắt gặp trên vỏ trái. Ban đầu vết bệnh khi mới xuất hiện là những chấm nhỏ  có màu xanh, hơi nổi lên trên bề mặt thân lá sau đó lớn dần,lan ra có hình dạng bầu dục hoặc hơi tròn, vết bệnh có một lớp lông tơ mịn, màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch cua, xâm nhập phá hủy, làm hạn chế sự sinh trưởng phát triển của thân, cành, lá, nặng có thể gây nứt thân cành, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thậm chí làm chết cây.

– Bệnh đốm rong phát triển mạnh trong các điều kiện: vào mùa mưa, nóng ẩm cao, vườn trồng với mật độ cao, cành tán rậm rạp, cây trồng còi cọc, chậm phát triển, sức đề kháng yếu.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

Các biện pháp phòng trị bệnh đốm rong trên cây ăn quả:

 -Tùy thuộc vào đặc tính giống, lựa chọn mật độ trồng phù hợp, không trồng với mật độ quá dày; các cây trồng xen canh cũng cần tính toán ở mức độ phù hợp để vườn được thông thoáng, được chiếu sáng đầy đủ.

Bệnh đốm rong
bệnh đốm rong

– Định kỳ tỉa bỏ cành, lá tạo tán tránh để tình trạng cành lá um tùm rậm rạp, loại bỏ sớm các cành, lá già không có khả năng ra trái, cành lá  bị nhiễm bệnh thu gom đem tiêu hủy.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

– Lập chế độ chăm sóc tưới tiêu, bón phân cân đối và hợp lí cho vườn cây, để cây phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, bón tăng cường vôi, phân hữu cơ được sử lí kĩ và có bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Lưu ý đặc biệt, không nên phun phân bón lá định kỳ, dễ làm cho trái bị nhiễm bệnh.

-Đảm bảo chế độ tưới tiêu nước kịp thời hợp lí, áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ sâu bện hại tưới nước đầy đủ để đảm bảo đất luôn đủ ẩm, chăm sóc chu đáo, phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh… để cây luôn phát triển tốt.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

– Để phòng trừ có thể dùng một trong vài loại thuốc như: COC 85, Copper-B, Champion, Copper-Zinc 75WP, Booc đo 1‰, Đồng Oxyclorua, Kocide, … pha đặc quét lên thân, cành già mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *