Rầy bướm

Rầy bướm gây hại trên cây bưởi da xanh

Hiện nay bưởi da xanh là loại trái cây được người tiêu dùng ưa thích về cả độ ngon ngọt và hình dạng màu sắc bắt mắt lại  có thể bảo quản lâu, nên thuận tiện cho việc vận chuyển phân phối. Bưởi da xanh hiện nay là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.  Vì vậy, diện tích trồng bưởi da xanh trồng ở các vùng miền ngày càng được mở rộng. Bên cạnh kỹ thuật canh tác, công tác phòng trừ sâu bênh hại trên cây bưởi da xanh cũng là vấn đề rất được quan tâm. Đặc biệt là đối tượng rầy bướm – phổ biến và phát triển mạnh ảnh kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của cây bưởi. Đặc biệt, rầy bướm thường xuất hiện, phát triển và gây hại mạnh trong giai đoạn ra hoa, đậu trái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng xuất chất lượng của quả bưởi da xanh, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Rầy bướm
rầy bướm

Đặc điểm rầy bướm gây hại trên cây bưởi

Rầy bướm (Bộ Homoptera, họ rầy bướm Flatidae). Thực chất rầy bướm là một loài rầy nhưng lại có hình dạng tương đối giống với ngài hoặc bướm nên gọi là rầy bướm. Ấu trùng thường có màu trắng, với đuôi dài, khi tác động vào, đuôi chúng sẽ dựng lên và xòe ra giống như đuôi gà lôi. Con trưởng thành bề ngoài có màu xanh lá cây nhạt hoặc màu trắng (con màu xanh thường có kích thước nhỏ hơn so với con màu trắng). Trưởng thành rầy bướm có chiều dài thân khoảng 10mm, khi đậu cánh có hình “bánh lái ghe” hay giống cánh bướm, đặc biệt ở giữa cánh trước con màu trắng có một chấm đỏ rất nhỏ, chấm này có màu vàng đối với rầy bướm màu xanh.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

Cả con trưởng thành và ấu trùng của rầy bướm đều có khả năng nhảy với các bước nhảy ngắn, con trưởng thành bay yếu. Rầy bướm có tập tính đẻ trứng thành từng ổ dính liền, có màu trắng kem,với cấu trúc sắp xếp của ổ trứng hơi đứng nghiêng từ ngoài tiến vào trung tâm của ổ trứng. Mỗi ổ trứng có khoảng 50 trứng. Vòng đời sâu bướm chỉ kéo dài từ 1-2 tháng, nên mỗi năm có từ 3-6 thế hệ.

ray-buom
Rầy bướm

Rầy bướm chích hút gây hại ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành trên toàn bộ  cây, thân, cành, lá làm suy yếu, lá bị vàng, dễ rụng hoa, tỉ lệ đậu quả thấp, rụng trái non, biến dạng trái làm suy giảm chất lượng trái, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Mặt khác, rầy bướm còn tiết mật ngọt tạo yếu tố thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển mạnh trên lá, cành non và quả. Rầy bướm phát triển và tấn công khỏe nhất trong thười tiết nắng nóng

Xem thêm: Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng

Kỹ thuật phòng trừ rầy bướm:

để phát triển cây bưởi da xanh cho năng suất chất lượng cao, phòng tránh sự gây hại của rầy bướm cần áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ sau:

– Đảm bảo mật độ cây, cành lá phù hợp để ngăn rầy phát triển, lây lan và dễ thực hiện các biện pháp phòng trừ.

– Sau thu hoạch quả nên tiến hành sửa tán, tỉa cành, dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, cho thông thoáng, dọn dẹp những cây mọc dại trong vườn ngăn chặn sự trú ẩn của mầm mống rầy bướm.

– Kiến vàng là loài thiên địch của rầy bướm, nên nuôi kiến vàng trong vườn bưởi là biện pháp phòng trừ sinh học hiệu quả cao.

– Thăm vườn thường xuyên, quan sát kĩ để phát hiện sớm khi mật độ thấp, ở giai đoạn ấu trùng tiến hành phòng trừ kịp thời để đạt hiệu quả cao. Ở ngưỡng gây hại của rầy bướm có thể sử dụng thuốc hóa học như: dầu khoáng SK 99, Mapy 48EC, Supracide 40EC, Trebon 10EC, … Lưu ý: Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, đảm bảo các biện pháp an toàn và thời gian cách ly theo quy định để đảm bảo an toàn và chất lượng của quả bưởi da xanh.

– Rầy bướm gây hại trên cây bưởi da xanh là loài côn trùng rất mau kháng thuốc nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và thường xuyên luân phiên các loại hoạt chất để hạn chế sự kháng thuốc của rầy gây khó khăn cho công tác phòng trừ ở các vụ sau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *