Nội dung bài viết
- Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng
- 1. Phòng trừ xén tóc hại sầu riêng.
- 2. Biện pháp phòng trừ rầy nhảy(rầy phấn) hại cây sầu riêng
- 3. Phòng trừ rệp sáp phấn hại sầu riêng
- 4. Phòng trừ sâu đục cành (sâu mình đỏ) gây hại trên sầu riêng
- 5. Phòng trừ sâu đục quả hại trên cây sầu riêng
- 6. Phòng trừ nhện đỏ hại sầu riêng
- 7. Phòng trừ sâu ăn bông sầu riêng
Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng
Côn trùng hại trên cây sầu riêng đa dạng phong phú về chủng loại, gây hại trên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển cây sầu riêng, sản lượng và chất lượng quả dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Vì vậy cần phải nhận diện chính xác và phòng trừ kịp thời các đối tượng côn trùng gây hại trên cây sầu riêng.
Đặc điểm chung của côn trùng là cơ thể gồm ba phần: đầu, ngực, bụng; có lớp da bao bọc cứng chắc bằng kitin. Côn trùng là động vật máu lạnh, biến nhiệt, lớn lên bằng cách lột xác, có thể thích ứng được với môi trường khắc nghiệt, vòng đời ngắn, sinh sản nhanh. Sau đây là một số côn trùng hại phổ biến trên cây sầu riêng và biện pháp phòng trừ.a
1. Phòng trừ xén tóc hại sầu riêng.
– Đặc điểm sinh học cơ bản của xén tóc: Ấu trùng xén tóc có dạng hình ống, không có chân ngực. Thành trùng của xén tóc có cơ thể tương đối lớn, dài và dạng hình ống, cặp cánh bằng sừng tương đối cứng bảo vệ cho cặp cánh trong dạng màng mềm. Xén tóc có râu đầu cứng dài hơn thân. Khi đạt đủ độ lớn, ấu trùng xén tóc sẽ làm nhộng ngay dưới vỏ cây, bao phủ ngoài nhộng là môt kén to cấu tạo bằng Calcium rất cứng cáp. Thành trùng thường đẻ trứng vào kẽ nứt của vỏ cây.
– Triệu chứng gây hại: xén tóc gây hại mạnh ở giai đoạn còn là ấu trùng đều gây hại cho cây trồng. Thành trùng đẻ trứng vào kẽ nứt vỏ cây, sau khi nở ấu trùng đục và chui vào bên trong thân, cành là suy yếu cây, chết cành, nhánh, thậm chí chết cả cây.
– Phương pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra vườn, dùng bẫy đèn thu bắt xén tóc trưởng thành thòi kỳ bắt đầu mùa mưa, loại bỏ cành bị sâu đục hoặc dùng dao nhỏ khoét vào lỗ đục để bắt sâu nhộng. Có thể sử dụng thuốc hóa học: Pyrinex 20EC, Marshal 200SC, Oncol 20EC, Basudin 10H (50ND), Pegasus 500SC, … bơm vào lỗ đục hoặc tẩm vào bông gòn nhét vào lỗ đục rồi bịt kín bằng đất sét.
2. Biện pháp phòng trừ rầy nhảy(rầy phấn) hại cây sầu riêng
– Đặc điểm sinh học cơ bản của rầy nhảy (Rầy phấn)
Con ấu trùng có màu xanh hơi vàng toàn bộ thân được phủ sáp trắng, có nhiều đuôi sáp dài ở cuối bụng. Thành trùng màu xanh hơi nâu, cơ thể không phủ sáp trắng ẩn nấp chủ yếu dưới mặt lá, ít di chuyển, khi động có khả năng nhảy. Thành trùng đẻ trứng thành ổ trên mặt lá non, trứng có màu vàng đến nâu.
– Đặc điểm gây hại của rầy nhảy (Rầy phấn)
Cả giai đoạn ấu trùng và con non của rầy nhảy (rầy phấn) đều gây hại mạnh trên lá, rầy chích hút để lại trên lá các đốm vàng, lâu dần sẽ khô, ở mật độ rầy cao sẽ gây rụng lá. Mặt khác ấu trùng của rầy nhảy (rầy phấn) thải ra mật ngọt nhờ vào đó nấm bồ hóng phát triển cản trở khả năng quang hợp của cây.
– Biện pháp phòng trừ rầy nhảy (rầy phấn) hại cây sầu riêng: Thăm vườn thường xuyên, sử dụng bẫy vàng đê thu hút thành trùng và tiêu diệt, dùng vòi nước xịt mạnh để rửa trôi rầy, nuôi dưỡng thiên địch trong vườn cây để kìm hãm sự phát triển của rầy (ong ký sinh trên rầy nhảy, rùa, nhện,..), nếu mật độ rầy ở nhiệt độ quá cao thì có thể phun trừ bằng một số loại thuốc sau: Applaud, Butyl, Trebon, Supracide,…
3. Phòng trừ rệp sáp phấn hại sầu riêng
– Đặc điểm sinh học cơ bản của rệp sáp phấn hại sầu riêng : Có hai loài rệp sáp phấn tấn công trên sầu riêng loài đầu tiên là loài Planococcus sp. (Cơ thể có hình bầu dục và phủ đầy sáp trắng trên thân có các gai sáp trắng, ngắn và đều đặn. Con đực trưởng thành có cánh, con cái không có cánh, gây hại phổ biến và tấn công trên trái) và loài thứ 2 là loài Pseudococcus chỉ xuất hiện trên lá và ít gặp hơn.
– Đặc điểm gây hại của rệp sáp: Rệp sáp Planococcus sp. bám vào trái non hút dịch vỏ trái sầu riêng, mật độ rệp sáp gây hại cao trái sẽ bị biến dạng và có thể dụng, nếu gây hại ở giai đoạn lớn hơn thì trái phát triển kém và sượng.
– Biện pháp phòng và trừ rệp sáp hại sầu riêng: định kì tỉa cành tạo tán để vườn cây được thoáng đãng. Phun nước với áp lực mạnh để rửa trôi rầy. Tỉa bỏ thu gom tiêu hủy trái non bị rệp sáp hại. Nếu mật độ rệp quá cao có thể sử dụng các thuốc như: Fenbis, Viphensa, Supracid, Pyrinex, Visher, Lannate, Voltage, Confidor, Dầu D-C Tron plus, … để phòng trừ.
4. Phòng trừ sâu đục cành (sâu mình đỏ) gây hại trên sầu riêng
– Đặc điểm sinh học cơ bản của sâu đục cành (sâu mình đỏ): Con trưởng tahfnh trên thân có nhiều lông trắng và có kích thước khá lớn, cánh tắng xám, trên cánh có nhiều chấm nhỏ xanh đen óng ánh. Co trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt của vỏ cây.Ấu trùng nở ra có màu đen, đỏ hơi vàng hoặc đỏ tươi đục vào bên trong cành đùn phân và vụn gỗ ra ngoài. Con trưởng thành hóa nhộng ngay trong cành.
– Triệu chúng gây hại của sâu đục cành (sâu mình đỏ): gây hại ở giai đoạn ấu trùng đục vào bên trong cành khiến cành khô héo chết.
– Biện pháp phòng trừ sâu đục cành: Thăm vườn thường xuyên, dùng bẫy để thu hút dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành, quan sát cành hại, dùng móc để bắt sâu hoặc tỉa bỏ bớt cành bị hại.Tiêm thuốc vào lỗ đục của sâu. Nếu mật độ sâu gây hại quá lớn có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Fastac 5EC; Cyper 5EC; Sumi Alpha 5EC; Oncol 20EC ; Nurelle D 25/ 2.5EC; Hopsan 75ND; Ofunack 40EC; Sumithion 50EC, …
5. Phòng trừ sâu đục quả hại trên cây sầu riêng
– Đặc điểm sinh học cơ bản của sâu đục quả sầu riêng
Con trưởng thành (bướm) thường bcó kích thước nhỏ màu vàng nhạt,cánh có nhiều chấm đen, ban ngày trú ẩn trong lá, ben đêm hoạt động mạnh. Con cái đẻ trứng trên các trái non. Sâu non có đầu nâu, thân có màu trắng ửng hồng.
Xem thêm: Sản xuất cây gai xanh thương phẩm đạt hiệu quả cao
-Triệu trứng gây hại điển hình của sâu đục quả: sâu non sau khi nở đục xuyên qua lớp vỏ quả vào thịt quả và thải chất thải ra bên ngoài, khiến quả non biến dạng và rụng.
– Biện pháp phòng trừ sâu đục quả: Thăm vườn thường xuyên,loại bỏ các quả bị sâu phá hoại, dùng bẫy dẫn dụ tiêu diệt trưởng thành của sâu đục trái, bao quả bằng nilon hoặc bao chuyên dùng. Nếu mật độ sâu hại quá lớn có thể sử dụng thuốc hóa học phòng trừ như: Cymbush, Karate, Sagosuper, Diaphos, Pyrinex, Sherzol, BayFidan,…
6. Phòng trừ nhện đỏ hại sầu riêng
– Đặc điểm sinh học cơ bản của nhện đỏ hại sầu: Tên khoa học của nhện đỏ hại sầu riêng là Eutetranychus sp. Kích thước nhỏ, dẹt toàn thân màu nâu đến nâu đen, sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nóng ẩm, vòng đời ngắn, khả năng sinh sản mạnh.
– Triệu chứng gây hại điển hình của nhện đổ hại sầu riêng: gây hại chủ yếu trên lá và trái non, nhện chích hút tạo nên những đốm trắng trên quả và lá làm ngưng phát triển và rụng lá quả.
– Phòng trừ hiệu quả nhện đỏ gây hại trên cây sầu riêng: Thăm vườn thường xuyên, phun nước với áp lực lớn vào lá đặc biệt là vào mùa nắng để giảm mật độ của nhện trong vườn. Tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch phát triển. Nếu mật độ nhện gây hại quá lớn có thể phòng trừ bằng các loại thuốc: Comite, Vimite, Ortus, Mitac, Kumulus, Danitol, Sulox 80WP, … hoặc sử dụng dầu khoáng DC-Tron Plus để trừ nhện.
7. Phòng trừ sâu ăn bông sầu riêng
– Đặc điểm sinh học cơ bản của sâu ăn bông sầu riêng: Thành trùng của sâu ăn bông sầu riêng là loại bướm màu vàng nhạt, bìa cánh về phía trước màu vàng đậm thường hay đẻ trứng trên cành bông. Trứng nở ra ấu trung là một loại sâu róm, trên thân có nhiều lông, giữa có một sọc đỏ, đầu đỏ hai bên hai sọc vàng. Sâu non đục vào làm hư hại hoa. Sâu ăn bông sầu riêng hóa nhộng
– Biện pháp phòng trừ sâu ăn bông sầu riêng: Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt vào giai sầu riêng bắt đầu ra hoa. Thu gom và tiêu hủy những chùm hoa bị nhiễm sâu. Dùng các loại thuốc trừ sâu như: Abatin 5,4 EC, Brightin 1.8EC , Regent 5SC, Sagolex 30EC,…