Nội dung bài viết
Phòng trừ một số loài côn trùng (sâu) hại trên cây hồ tiêu – Phần 2
4. Các loại sâu ăn lá hại hồ tiêu
4.1. Câu cấu hại hồ tiêu:
– Xuất hiện quanh năm đặc biệt gây hại mạnh vào giai đoạn cây ra lá, đọt non gié hoa, quả non và chồi non. Câu cấu xanh thuộc nhóm côn trùng ăn tạp, chúng tấn công nhiều loại cây trồng. Trên lá khi gây hại thường sửu dụng lá làm thức ăn (cả lá và gân lá từ mép lá trở vào).
– Biện pháp phòng trừ câu cấu hại trên cây hồ tiêu: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom cỏ dại, tàn dư cây trồng. Bảo vệ các loài thiên địch. Kiểm tra vườn cây thường xuyên, để phát hiện sự xuất hiện của câu cấu, khi mật độ ít có thể bắt bằng tay, bằng vợt.
4.2. Bọ nâu (bọ dừa nâu, bọ hũ) hại cây hồ tiêu:
– Con trưởng thành của bọ nâu thuộc họ cánh cứng, Toàn thân có màu nâu, cơ thể hình bầu dục, có chiều dài 7 – 11 mm. Ấu trùng có màu trắng sữa, mình uốn cong hình chữ C, dài khoảng12 mm.
Xem thêm: Phòng trừ một số bệnh hại thường gặp trên cây cacao
– Tác hại và triệu chứng Thời điểm gây hại: Bạo nâu thường phát triển gây hại mạnh vào giai đoạn cây hồ tiêu ra lá non, nhất là các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Bọ nâu ăn thủng lá làm giảm quang hợp, trên cây hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản hay bị bọ nâu gây hại hơn giai đoạn kinh doanh.
– Biện pháp phòng trừ: Bảo vệ thiên địch bắt mồi. Thường xuyên thăm vườn, ở mật độ thấp có thể soi đèn để bắt vào ban đêm. Dùng bẫy đèn để bắt. Khi mật độ bọ nâu cao có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu trong danh mục phun lên cây, nên phun vào chiều mát có bổ sung chất bám dính để ban đêm bọ cánh nâu lên ăn sẽ bị tiêu diệt. Chú ý chỉ phun các cây bị hại. Hoặc có thể rải thuốc hạt vào đất.
5. Sâu đục thân hại hồ tiêu
5.1. Sâu đục thân xén tóc:
– Sâu đục thân xén tóc gây hại chủ yếu ở phần trên của thân và nhánh cây hồ tiêu. Đối với cây hồ tiêu, tỷ lệ cây hồ tiêu bị hại và mật độ sâu đục thân xén tóc thường lớn hơn sâu đục thân vòi voi 2 – 3 lần. Sâu đục thân xén tóc có thể đục một hoặc nhiều cành trên cây hồ tiêu, do vậy có thể làm lá vàng, héo, khô cành hoặc khô cả cây. Thân, cành cây hồ tiêu bị hại thường dễ gãy ngay ở đốt có sâu đục vào. Khi chẻ thân, cành cây hồ tiêu ra thường thấy có sâu đục thân ở các dạng ấu trùng, nhộng hoặc con trưởng thành. Con trưởng thành có thể cắn cả chùm bông, chùm quả. Dẫn đến hiện tượng rụng bông, quả, làm giảm năng suất.
– Biện pháp phòng trừ sâu đục thân xén tóc hại trên cây hồ tiêu: Định kỳ tạo hình, tỉa cành để cây hồ tiêu phát triển cân đối, tán được thoáng mát. Bón phân đầy đủ và cân đối, tăng cường phân hữu cơ giúp cây phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình chăm sóc (tạo hình, bón phân, tưới nước…) tránh làm tổn thương thân, cành của cây hồ tiêu. Thường xuyên quan sát để phát hiện dấu hiệu của xén tóc dựa vào mạt cưa rơi trên thân, lá, mặt đất Thu bắt và tiêu diệt con trưởng thành bằng tay hoặc dùng bẫy đèn vào đầu mùa mưa. Hiện nay chưa có thuốc đăng ký chính thức trừ sâu đục thân trên cây hồ tiêu. Trường hợp cành, cây bị khô héo do sâu đục thân cần cắt bỏ, chẻ thân cành bị hại để giết các ấu trùng, nhộng, sâu trưởng thành và tiêu hủy các bộ phận bị sâu đục thân gây hại để hạn chế sự lây lan.
5.2. Sâu đục thân vòi voi hại cây hồ tiêu
– Sâu đục thân vòi voi gây hại quanh năm. Ấu trùng sâu đục thân vòi voi phát triển mạnh vào mùa mưa. Sâu trưởng thành phát triển mạnh vào cuối mùa mưa. Thường gây hại ở phần trên của thân và nhánh cây hồ tiêu. Ngoài ra có thể tấn công trên cành non, nhánh non và ngọn cây hồ tiêu. Sâu non khi đục vào các đốt của chồi, thân tạo thành lỗ nhỏ; làm chồi, thân cây bị héo, phần ngọn bị gãy hoặc chết cây. Sâu đẻ trứng vào đốt thân sẽ làm phần mô xung quanh chuyển màu và biến thành màu đen sau vài giờ.
Xem thêm: Phòng trừ một số loài côn trùng (sâu) hại trên cây hồ tiêu – Phần 1
– Biện pháp phòng trừ Thực hiện các biện pháp phòng trừ tương tự như sâu đục thân xén tóc.
6. Mối hại trên cây hồ tiêu
– Thường xuất hiện vào mùa khô, và thường gặp đối với các vườn trồng mới, trên các vườn có tàn dư thực vật nhiều nhưng không có cỏ dại (cây sống). Mối thường gây hại chủ yếu các bộ phận như phần vỏ của thân cây, cành ở gần gốc, thân ngầm và rễ hồ tiêu, đặc biệt là các vết nứt trên thân cây. Mối có thể làm ổ ngay sát gốc cây hồ tiêu hoặc đắp đường mui đất trên các loại cây làm trụ cho cây hồ tiêu nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng cây hồ tiêu.
Khi mối hiện diện và gây hại vào phần vỏ thân cây sẽ thấy có lớp đất bám vào thân cây tạo thành đường, lớp đất này dễ dàng tách ra bằng tay. Nếu mối tấn công vào rễ và thân ngầm cây hồ tiêu sẽ rất khó để nhận dạng. Mối tấn công làm cây sinh trưởng kém. Lâu ngày sự phát triển của mối ngày càng nhiều, sẽ khiến cây bị suy kiệt lá bị vàng, rụng, cây có thể bị chết. Khi kiểm tra dưới rễ sẽ thấy có thể có cả các đường đất bám vào, không còn phần vỏ ngoài, rễ bị cắn ngang. Khi mối gây hại rễ và thân ngầm sẽ tạo các vết thương. Thân và gốc cây hồ tiêu khi bị mối gây hại nặng có thể gãy đổ.
Xem thêm: Quản lý sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu tại Việt Nam
– Biện pháp phòng trừ: chuẩn bị kỹ đất trồng và vệ sinh sạch sẽ vùng trồng cây hồ tiêu (Cày bừa đất, rải vôi, thu gom tàn dư thực vật đem tiêu hủy). Phá bỏ tổ mối trong vườn hồ tiêu. Thường xuyên kiểm tra vùng trồng. Nếu phát hiện có sự phát sinh, phát triển của mối gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hồ tiêu thì sử dụng các loại thuốc để phun lên cây và xử lý vào đất như sau: Chlorpyrifos Ethyl; Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin…