Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây lúa

Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa

1. Phương thức lúa cấy

1.1. Một số phương thức làm mạ cho lúa cấy

1.1.1 Kỹ thuật làm mạ dược (làm mạ trên ruộng nước)

Trà xuân sớm và xuân trung thường sử dụng các giống lúa dài ngày và trung ngày. Phương thức gieo mạ duy nhất cho hai trà này là gieo mạ dược. Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp cây mạ sinh trưởng, phát triển theo đúng quy luật, mạ đủ tiêu chuẩn:

– Mạ to gan, đanh dảnh có 7-8 lá thật.

– Chiều cao trên dưới 40cm và đẻ được 2 nhánh (ngạnh trê).

– Khi nhổ mạ cấy, rễ mạ không bị tổn thương.

– Cây mạ không bị nhiễm sâu bệnh (Rầy, đục thân, đạo ôn, khô vằn).

Kỹ thuật làm mạ dược ( làm mạ trên ruộng nước )
Kỹ thuật làm mạ dược ( làm mạ trên ruộng nước )

* Kỹ thuật làm mạ dược gồm các khâu cơ bản sau đây:

– Xác định thời vụ: Khi bố trí thời vụ gieo cấy lúa chiêm xuân phải lấy thời gian trỗ làm căn cứ chính. Ở các tỉnh thuộc khu 4 cũ lúa chiêm xuân trỗ tốt nhất vào tiết cốc vũ (20/4). Còn với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, vùng núi ấm lúa chiêm xuân trỗ tốt nhất từ tiết lập hạ (5/5-15/5) vì vậy thời vụ gieo lúa chiêm xuân cho vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ và vùng núi ấm cơ bản như sau :

+ Trà xuân sớm gieo từ 15/11-20/11

+Trà xuân chính vụ gieo từ 1/12-10/12 nếu dùng các giống ngắn ngày như CR203, UR35-2… thì gieo mạ dày xúc từ 5-10/12.

– Vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc và Khu 4 cũ, nhìn chung thời vụ gieo cấy các trà sớm hơn vùng đồng bằng và trung du 7-10 ngày. Riêng vùng Đông Bắc và các vùng núi cao, trà xuân muộn gieo trong tháng 3 chậm nhất là 10/4.

– Với lúa chiêm nên gieo từ 15/10-10/11.

– Chọn đất làm mạ: Trước đây gieo mạ vụ chiêm (trà xuân sớm hiện nay cũng có điều kiện gần giống như vụ chiêm) người nông dân có kinh nghiệm “ Mùa xướng cao, chiêm ao lấp” có nghĩa là vụ xuân sớm chọn đất làm mạ cần chọn chân đất thấp nhằm hạn chế những điều kiện bất thuận (Gió mùa Đông Bắc, rét, nhiệt độ thấp…) ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của mạ. Bởi vậy chọn chân đất mạ nên chọn chân đất vàn thấp, thành phần cơ giới nhẹ, chủ động tưới tiêu.

Nếu là chân đất lúa thì sau khi thu hoạch lúa cần cắt hết rạ. Tỷ lệ đất mạ so với đất cấy lúa là 1/7-1/9 (1 sào mạ cấy được 7-9 sào lúa).

– Làm đất và bón phân lót: Đất mạ được cày bừa kỹ, ngâm cho nhuyễn một thời gian, đến thời vụ gieo (sau khi kiểm tra thóc giống đã nứt nanh đều, đạt tiêu chuẩn gieo) thì làm đất gieo ngay. Trước khi cày lại đất mạ cần bón lót sâu 2 tạ phân chuồng (1 sào Bắc Bộ), bừa nhuyễn và bừa lại một lượt kép cuối cùng.

Tiến hành chia luống rộng 1,2-1,5m theo hướng dễ rút nước của ruộng. Bón lót giữa 3 tạ phân chuồng hoai mục, dùng cào răng dài vùi phân vào đất. Bón lót trên mặt 20 kg super lân + 3 kg đạm ure (1 sào bắc bộ). Sau khi bón dùng cào hặc tay vùi phân vào đất ở độ sâu 3 – 4cm. Cuối cùng dùng trang bằng gỗ san phẳng mặt luống sao cho bề mặt luống không bị đọng nước. Trang xong đưa mộng mạ vào gieo.

– Lượng hạt giống gieo (tính cho 1 sào bắc bộ)

Đất tốt: 4-4,5 kg mộng mạ tương tương với 5-5,5 kg thóc khô đã loại bỏ lép lửng cho 1 sào cấy.  

Đất xấu: 4,5-5 kg mộng mạ tương đương với 6-6,5 kg thóc khô đã loại bỏ lép lửng cho 1 sào cấy. Hiện nay do trình độ kỹ thuật làm mạ và thâm canh lúa tốt thì có thể gieo mạ thưa và lượng gieo sẽ ít hơn. Ví dụ: Chỉ gieo 2,5 kg thóc cho 1 sào cấy.

– Xử lý, ngâm ủ hạt giống

Để mộng mạ có chất lượng tốt, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp ngâm ủ mạ truyền thống, kỹ thuật ngâm ủ mạ vụ xuân được thực hiện theo phương pháp cải tiến như sau:

+ Xử lý hạt lúa giống: Trước khi ngâm ủ, phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 1-2 nắng, làm như vậy kích thích hạt nảy mầm. Sau khi phơi lại, hạt giống được lọc bằng nước muối để loại bỏ hạt lép lửng. Vì ở thời kỳ từ khi hạt nảy mầm đến khi có 3 lá, cây mạ sống nhờ chất dinh dưỡng trong hạt, chọn được hạt chắc mẩy sẽ giúp cho cây mạ sinh trưởng tốt.

Phương pháp lọc giống dễ làm và có tác dụng tốt là dùng nước muối có tỷ trọng 1,08 với lúa nếp, 1,13 với lúa tẻ, tức là pha từ 2 -2,2 kg muối trong 10 lít nước có thể xác định bằng tỷ trọng kế hoặc bằng quả trứng gà tươi. Sau khi vớt bỏ hạt lép lửng, phần hạt chắc được rửa sạch muối rồi đưa vào xử lý tiêu độc. Xử lý tiêu độc có tác dụng tiêu diệt mầm mống bệnh bám trên hạt giống như bệnh đạo ôn, bệnh tiêm lửa, bệnh lúa von … có thể xử dụng một trong các phương pháp sau đây:

– Phương pháp dùng nước nóng 54oC (3 sôi 2 lạnh). Ngâm hạt giống trong nước nóng 54 oC trong thời gian từ 10-15 phút .

– Phương pháp dùng nước vôi trong. Dùng 1kg vôi hoà tan trong 100 lít nước, gạn lấy nước trong rồi ngâm hạt giống trong 2giờ.

Hạt giống sau khi được xử lý tiêu độc, rửa sạch rồi cho ngâm vào nước. Thời gian ngâm dài hay ngắn tuỳ theo mùa vụ, loại hạt giống … thường vụ chiêm xuân ngâm 36-48 giờ. Trong quá trình ngâm ủ phải thay nước thường xuyên (cứ 10-12 giờ thay nước 1 lần ). Khi hạt đã hút đủ nước , rửa sạch rồi đưa vào ủ.

Có thể ủ đống , bao, dành … phải chú ý dùng bao tải, rơm rạ ủ kỹ sao cho nhiệt độ trong đống thóc không quá thấp, không quá cao ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm, tốt nhất là đống thóc có nhiệt độ từ 28-32 oC. Để giữ cho nhiệt độ đống thóc tương đối ổn định, trong quá trình ủ phải đảo kết hợp với tưới nước ấm.

Mầm mạ tốt là phải có rễ trắng, mầm mập, tỷ lệ mầm và rễ cân đối, mầm dài 2- 3mm. Không để rễ quá dài sẽ khó gieo và rễ mầm dễ bị gãy, cũng không nên để mầm quá dài mà sẽ lâu ” ngồi ” (bén rễ hồi xanh).

– Gieo hạt: Để đảm bảo gieo đều cần chia lượng thóc giống đều cho từng luống, cần gieo đi gieo lại làm 3 lần để lượng mộng mạ được phân bố đều trên toàn bộ diện tích được gieo. Nên gieo vào buổi sáng, gieo xong cần rút nước kiệt để mạ chóng ngồi (mũi chông).

Xem thêm: Quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa

– Chăm sóc: Chăm sóc mạ có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng mạ. Chăm sóc mạ chiêm xuân làm sao cho mạ không bị rét, và không bị già ống vào những năm thời tiết mùa đông ấm. Kỹ thuật chăm sóc mạ chiêm xuân gồm những khâu cơ bản sau:

+ Về nước: Từ gieo đến khi nhổ cấy đất mạ luôn được giữ đủ ẩm, những năm mùa đông có nhiệt độ thấp và ẩm độ không khí cao giữ đất mạ đủ ẩm từ khi gieo đến khi mạ có 3,5-4 lá sau đó để ruộng cạn hoặc tưới nước nông. Trước khi nhổ cấy 4-5 ngày tháo cạn để mạ cứng cây đanh dảnh.

Những năm mùa đông rét khô (nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí thấp) từ gieo đến khi mạ có một lá phải giữ đất ẩm, từ khi cây có một lá đến 4 lá tưới mực nước nông 2 -3cm, sau đó cứ 5-7 ngày tưới nước một lần và giữ ẩm mặt ruông, không để ruộng rạn nẻ.

+Về phân bón: Bón phân cho mạ chiêm xuân phải đạt 2 mục đích là mạ cứng cây đanh dảnh, chất lượng mạ tốt, khi gặp rét đậm mạ không hoặc ít bị chết rét. Vì vậy khi mạ sinh trưởng kém thì tốt nhất dùng phân bắc ủ mục hoặc tro bếp ủ nước giải bón với bón với lượng 150 – 200kg/sào Bắc bộ, hoặc 3 – 4 kg kali kết hợp với 3 – 4kg urê/ sào bón khi cây mạ có 3 – 3,5 lá. Riêng với những năm thời tiết mùa đông ấm không nên bón thúc cho mạ để hạn chế mạ sinh trưởng giữ cho mạ không bị già ống.

+ Về sâu bệnh: Chú ý phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời. Ở mạ xuân có thể xuất hiện bệnh đao ôn.

– Trà xuân muộn thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 115-135 ngày. Đặc điểm nổi bật là thời kỳ đầu vẫn còn rét nhưng càng về sau trời ấm dần lên thuận lợi cho việc sinh trưởng, phát triển của cây mạ. Trong kỹ thuật thâm canh nhằm đạt chất lượng mạ tốt cần phải chống rét cho mạ ở giai đoạn đầu.

1.1.2. Kỹ thuật làm mạ trên nền đất cứng

– Ưu nhược điểm của phương pháp làm mạ trên nền đất cứng.

+ Về ưu điểm : So với mạ dược làm mạ trên nền đất cứng giảm được diện tích gieo mạ (tỷ lệ ruộng mạ trên ruộng cấy của mạ dược là 1/7-1/10, của mạ trên nền đất cứng là 1/70-1/80 ). Làm mạ trên nền đất cứng hoàn toàn chủ động về thời vụ, nếu đất đai có điều kiện chủ động tưới tiêu, chăm sóc tốt thì lúa sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khoẻ, năng suất cao.

+ Về nhược điểm: Làm mạ trên nền đẩt cứng tốn công lấy đất gieo mạ và chăm sóc, ruộng phải cấy phải bằng phẳng và có mực nước nông. Mạ phải được cấy đúng tuổi, nếu không cây mạ sẽ bị vàng rồi chết do thiếu dinh dưỡng.

Kỹ thuật làm mạ trên nền đất cứng
Kỹ thuật làm mạ trên nền đất cứng

– Kỹ thuật làm mạ trên nền đất cứng gồm các khâu cơ bản sau đây:

+ Chọn đất và chuẩn bị đấ t gieo Đất gieo mạ phải được chọn ở nơi an toàn, không bị gia súc gia cầm như gà, vịt, trâu, bò gây hại, có nguồn nước tưới thuận tiện, nền đất có thể là sân, đường đi, chân đê… (không nên gieo trực tiếp lên sân gạch hoặc sân xi măng).

Lấy bùn ao, hồ, kênh mương sạch rác, trải lên nền đất cứng một lớp dày 1,5-2 cm, trải thành luống rộng 1-1,2 m, chiều dài luống tuỳ theo kích thước của nơi làm mạ, không nên trải lớp bùn quá mỏng sẽ tốn công tưới nước, mạ dễ bị chết khi cấy không kịp thời. Cũng không nên trải lớp bùn quá dày sẽ tốn công, khi cấy cũng khó khăn. Nếu bùn ao có lượng dinh dưỡng ít có thể trộn thêm phâ n chuồng hoai mục. Nếu làm mạ dày xúc thì nền đất được chọn và chuẩn bị giống như gieo mạ dược.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê

+ Gieo hạt Lượng giống gieo thích hợp nhất là 0,8-1kg giống/1m2 . Giống được xử lý, ngâm ủ như để gieo mạ dược, nhưng chú ý là không nên để mầm dài chỉ nên gieo mầm vừa ” nứt nanh”. Gieo đều mầm mạ trên mặt luống sau đó dùng tay vỗ nhẹ, hoặc dùng bao tải kéo nhẹ để hạt chìm toàn bộ vào bùn. Sau gieo có thể phủ một lớp tro bếp để chống rét cho mạ.

+ Chăm sóc Mỗi ngày tưới nước từ 1-2 lần, sao cho mặt luống không bị nứt nẻ, dù chỉ rạn chân chim. Khi mạ có 3,5 lá (gồm cả lá không hoàn toàn, thì đưa đi cấy). Để đạt được số lá như vậy, trong điều kiện thời tiết vụ xuân thời gian mạ 18-20 ngày. Khi cấy mạ gieo trên nền đất cứng cần chú ý:

+ Ruộng cấy phải bằng phẳng, mực nước ruộng nông khoảng 1-3 cm.

+ Cấy mạ đúng tuổi, cấy thưa, bón phân lót đầy đủ.

1.1.3. Kỹ thuật làm mạ kiểu Nhật Bản ( làm mạ trên nền đất bột)

 Làm mạ kiểu Nhật Bản tạo điều kiện cho việc gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ mạ, tiết kiệm mạ, hạt giống và chủ động đối phó với điều kiện thời tiết biến động phức tạp, đặc biệt trong vụ lúa xuân. Cấy mạ làm theo kiểu Nhật Bản nhờ có bầu đất kèm theo mà bộ rễ ít bị tổn thương làm cho cây lúa chóng hồi xanh, ít bị chết khi gặp trời rét sau khi cấy.

Thời  gian sinh trưởng ngắn hơn khi cấy mạ già, nhưng thời gian trên ruộng cấy thì dài hơn nên cây lúa tích luỹ được nhiều chất khô tạo tiền đề cho việc tăng năng suất lúa.

Kỹ thuật làm mạ kiểu Nhật Bản
Kỹ thuật làm mạ kiểu Nhật Bản

Kỹ thuật làm mạ kiểu Nhật Bản bao gồm những khâu cơ bản sau đây:

+ Thời vụ gieo: Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống để xác định thời vụ gieo sao cho lúa trỗ vào thời kỳ an toàn nhất. Với các giống gieo trong trà xuân muộn như CR203, DH60, Sán ưu 63 … Gieo từ 15/1-5/2.

+ Xử lý giống và ngâm ủ Kỹ thuật xử lý hạt giống về cơ bản như là m mạ dược trên nền đất cứng. Tuy nhiên không để mầm quá dài, đặc biệt là không để rễ xuất hiện trước khi gieo mạ. Vì vậy tiêu chuẩn mầm mạ tốt nhất là mầm dài 1 mm “dạng ngực phồng chim câu”.

+ Chuẩn bị nền đất Chọn địa điểm gieo mạ ở nơi khuất gió, tránh gia súc hại, sân gieo mạ phải bằng phẳng. Sân được dãy sạch cỏ, đất được cày và bừa kỹ. Sau đó lên luống rộng 1,2 – 1,4 m tuỳ theo kích thước của nilon hoặc cót để che phủ mạ, rãnh luống rộng 0,6 m. Mặt luống được nện chặt. Chú ý: Tuyệt đối không được gieo mạ trên sân gạch hoặc sân xi măng.

+ Chuẩn bị đất bột

Đất gieo mạ nhất thiết phải có PH: 5-5,5 là đất thịt nhẹ hoặc cát pha, lượng sét từ 12,6-37,52%. Tốt nhất là lấy đất trên chân ruộng cấy, hoặc đất đồi. Khi lấy đất chú ý phải gạt bỏ phần đất mặt dày khoảng 3 cm. Đất được phơi khô, đập nhỏ, sàng qua sàng có kích thước 4,5-6 mm, 1m3 đất có thể dùng để gieo mạ cấy được cho 12-13 sào Bắc bộ.

Trước khi gieo dùng 2/3 lượng đất bột trộn với phân hỗn hợp NPK. Lượng phân cần trộn trong vụ xuân là 12gN+12gP2O5+12gK2O/m2 , trong vụ mùa lượng phân cần trộn giảm đi một nửa tức là 6g N + 6g P2O5+6gK2O/m2. Phân phải được tán nhỏ trước khi trộn vào đất. Nếu không có phân hỗn hợp NPK ta dùng đạm ure, supe lân và kali sulfat hoặc kali clorua để thay thế.

Xem thêm: Tổng quan về cây lúa

+ Gieo hạt: Trải hai lớp giấy báo hoặc giấy xi măng có đục lỗ hoặc lá chuối lên mặt luống, đặt khung rồi dùng đất đá trộn phân trải trên giấy một lớp dày 2 cm. Tưới thuốc Fujione 2%, 3 lít dung dịch/m2 . Tưới nước từ một đến 3 lần cho đất bão hoà. Rồi gieo hạt đều trên một luống mỗi m2 gieo từ 0,9-1kg mầm.

Tưới nước lần thứ 2 cho đất đủ nước rồi phủ một lớp đất bột (đất không trộn phân) bằng bề dày cuả hạt thóc như vậy ta sẽ có bề dày của lớp đấ t mạ là 3cm. Dùng nilon trắng phủ lên luống mạ, có thành vòm cao 30-40 cm, phần nilon ở chân vòm được lấp kín để giữ ẩm và nhiệt độ trong luống mạ. Nếu là vụ mùa hoặc là vụ hè thu dùng cót che phủ thay cho nilon.

+ Chăm sóc

 Khi mạ mũi chông thì bỏ vật che phủ mạ ra rồi tưới nước bằng vòi phun mưa nhân tạo hoặc thùng ôdoa. Mỗi ngày tưới từ 1-2 lần bằng nước sạch cứ 1m2 tưới từ 3-4 lít nước. Vào những ngày trời rét phải chú ý phủ nilon để chống rét cho mạ vào ban đêm. Nếu mạ sinh trưởng kém, trước khi cấy 5 ngày tưới nước có hoà phân đạm sulfat hoặc ure 6g N/m2 . 38

Sau khi gieo từ 18-20 ngày cây mạ có 2,5 lá (Không kể lá không hoàn toàn ), cây cao từ 12 – 15 cm là đem đi cấy. Chú ý : Làm mạ kiểu Nhật Bản thường hay xuất hiện bệnh damping và chết chòm. Vì vậy nhất thiết phải dùng đất có độ PH thấp từ 5 – 5,5. Tuyệt đối không dùng đất có độ pH >5,5, và không tưới nước bẩn . Phải cấy khi mạ có 2,5 lá nếu cấy muộn mạ bị chết do thiếu dinh dưỡng và bệnh hại .

1.2. Thời vụ gieo cấy lúa

Sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa chịu sự chi phối nghiêm ngặt của điều kiện khí hậu, thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa. Vì vậy cũng như vụ mùa, vụ lúa chiêm xuân làm đúng thời vụ để cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất. Tầm quan trọng của thời vụ được thể hiện trong câu ca dao: “Nhất thì, Nhì thục”.

Nếu bố trí thời vụ không đúng, lúa trỗ gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, sâu bệnh hại nặng sẽ làm cho năng suất giảm. Muốn xác định thời vụ gieo cấy đúng cần dựa trên những căn cứ sau:

 – Dựa vào điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng. Đối với mỗi vùng sản xuất khác nhau các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa khác nhau, nên phải cấy trong các thời gian khác nhau để lúa trỗ và chín gặp điều kiện thuậ n lợi nhất. Vùng khu 4 cũ vụ chiêm xuân phải gieo cấy sớm hơn vùng đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, còn ở vùng núi phía Bắc phải gieo cấy muộn.

Giai đoạn gieo mạ
Giai đoạn gieo mạ

– Với các giống có thời gian sinh trưởng khác thì thời vụ gieo cấy k hác nhau. Để đảm bảo an toàn lúa chiêm xuân ở các tỉnh đồng bằng v à Trung du Bắc Bộ, lúa trỗ tốt nhất vào nửa đầu tháng 5 dương lịch, các tỉnh khu 4 cũ trỗ tốt nhất vào tiết cố c vũ 20/4. Vì vậy giống dài ngày phải gieo cấy sớm và giống ngắn ngày phải gieo cấy muộn. Trong vụ chiêm gieo cấy các giống dài ngày như C180, 314, chiêm muộn xuân sớm gieo cấy các giống ngắn ngày hơn như DT10, VN10, xuân số 2… Trà xuân muộn gieo cấy các giống ngắn ngày hơn trà xuân sớm: Sán ưu 63, ĐH60, CR203, Sán ưu quế 99…

– Trong mỗi vùng sản xuất, tuỳ theo điều kiện đất đai và địa hình có thể bố trí các công thức luân canh khác nhau. Để tránh sự ảnh hưởng xấu lẫn nhau giữa các loại cây trồng thì thời vụ bố trí ở mỗi công thức luân canh cũng khác nhau, đảm bảo cho cây trồng trước không ảnh hưởng đến thời vụ của cây trồng sau.

Ví dụ: Ở công thức luân canh là :

 (1) Lúa xuân – lúa mùa – cây vụ đông;

(2) Lúa chiêm – lúa mùa

Ở công thức luân canh thứ nhất phải cấy lúa xuân muộn, còn công thức thứ 2 phải cấy lúa chiêm hoặc xuân sớm.

– Để giảm thiệt hại của sâu bệnh, thì cần phải bố trí thời vụ gieo cấy đúng, sao cho cao điểm gây hại của sâu bệnh không trùng với thời kỳ xung yếu của cây lúa. Dựa vào những căn cứ trên thời vụ gieo cấy lúa chiêm xuân có thể xác định như sau:  Lúa chiêm cấy tốt nhất vào cuối tháng 12, đầu tháng 1.

Trà xuân sớm cấy vào tháng 1 đến 5/2, xuân chính vụ cấy từ 5/2-20/2, xuân muộn cấy từ 20/2 đến trước 10/3. Trong khoảng thời vụ cấy cho phép, không nên cấy vào những ngày có nhiệt độ quá thấp, giúp cho cây lúa chóng hồi xanh và ít khi bị hại do nhiệt độ thấp.

1.3. Mật độ khoảng cách cấy lúa

Mật độ (số cây, khóm/m2) thưa hay dày tuỳ giống, đối với lúa chiêm cấy 35-40 khóm/m2 . Mỗi khóm cấy 4-5 dảnh mạ, lúa xuân cấy 45-50 khóm/m2. Cấy 3-4 dảnh. Mạ non cấy ít dảnh hơn mạ già. Nếu cấy mạ trên đất cứng, mạ gieo trên nền đất bột cấy thưa hơn cấy nông tay để lúa đẻ nhánh khoẻ.

Giai đoạn lúa đẻ nhánh
Giai đoạn lúa đẻ nhánh

1.4. Kỹ thuật bón phân cho lúa

 Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng bình thường. Nên bón đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Cần bón kết hợp với phân hữu cơ. Để đạt 5-7 tấn/ha lượng phân bón trung bình là 100-160 kg N, 80-100kg P2O5, 60-80 kg K2O. 10-15 tấn phân hữu cơ trên 1 ha.

Xem thêm: Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây lúa

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, khoảng 30 – 20% phân đạm, phân kali. Phân chuồng và phân lân bón lót trước khi cấy hoặc phay đất (bón sâu) đạm và kali bón trước khi bừa lần cuối để cấy.

Bón thúc chia làm 2 đợt : Đợt 1 sau khi cấy 15 – 20 ngày bón nửa số phân còn lại. đợt 2 bón sau khi cấy 30 – 35 ngày bón nốt số phân còn lại.

Kỹ thuật bón phân canh tác lúa
Kỹ thuật bón phân canh tác lúa

Cách bón: Trộn đều hai loại phân, vãi đều trên ruộng lúa và làm cỏ sục bùn. Hiện nay thay thế phân đơn bằng phân đa nguyên tố NPK.

1.5. Tưới nước cho lúa

Đầu vụ nhiệt độ thấp, nước có tác dụng ẩm cây do vậy thường để nước ngập 1/3 đến 1/2 cây lúa trong khoảng 10 -15 ngày sau cấy. Sau đó thường xuyên giữ mực nước 5 – 10 cm. Có thể tháo cạn nước ở thời kỳ lúa đẻ nhánh vô hiệu và thời kỳ chín sáp.

1.6. Làm cỏ sục bùn

Sục bùn có tác dụng diệt cỏ, làm đất thông thoáng nhiều oxy giúp cây lúa hô hấp và đồng hoá tốt. Sục bùn còn làm đứt bớt rễ già, kích thích rễ non phát triển. Sục bùn làm cho phân xuống sâu hạn chế hiện tượng mất phân do bay hơi. Thông thường làm cỏ sục bùn 2 lần kết h ợp cới bón thúc đợt 1 bón thúc đợt 2.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *