Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây lúa

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây lúa

1. Phòng trừ sâu hại lúa

1.1. Phòng trừ sâu đục thân hại lúa

– Triệu chứng gây hại điển hình là cây trước khi trỗ bị “nõn héo” và sau khi trỗ các hạt lúa bị lép trắng tạo nên hiện tượng “bông bạc”.

– Biện pháp phòng trừ:

 + Biện pháp cánh tác: Cày lật gốc rạ, làm dầm, dọn sạch tàn dư và tiêu hủy rơm rạ. Gieo mạ thành băng. Điều chỉnh thời vụ để lúa trỗ lệch thời gian trưởng thành ra rộ, bón phân cân đối nhất là hạn chế bón đạm.

+ Biện pháp sinh học: Bảo vệ và phát huy tác dụng của nhóm thiên địch nhất là ong ký sinh trứng.

Phòng trừ sâu đục thân hại lúa
Phòng trừ sâu đục thân hại lúa

+ Biện pháp dùng thuốc hoá học: Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Đối với lúa xuân muộn, khi bướm lứa 2 ra rộ, cần tập trung phòng trừ triệt để để hạn chế bông bạc và nguồn sâu qua vụ mùa. Vụ mùa, cần tập trung phòng trừ sâu trên mạ mùa nhất là mạ mùa sớm.

Lúa mùa sớm, ở những vùng có trồng lúa thu phải chú ý trừ sâu trên mạ và lúa thu. Phun thuốc nên tiến hành khi lúa trỗ 3-5 % hoặc phun 2 lần vào lúc lúa hé đòng và sau đó 5 ngày cho hiệu quả cao nhất. Một số thuốc cho hiệu quả tốt là Padan 95 SP, Regent 800WG, Regent 0,3G, Oncol 0,5G,…

 + Các biện pháp khác: Theo dõi các đợt bướm ra quanh năm, tổ chức đốt đèn bẫy bướm trên diện tích rộng đồng loạt, cùng một thời gian. Tổ chức ngắt các ổ trứng (nhất là trứng sâu bướm 2 chấm) và lưu giữ lại một thời gian để bảo vệ ong và xác định thời gian sâu nở rộ.

1.2. Phòng trừ sâu cuốn lá

– Triệu chứng gây hại: Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại, nằm trong bao gặm ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không ăn biểu bì mặt dưới lá) theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng. Chỗ bị hại có màu trắng.

Nếu bị mưa hoặc ngập nước thì lá bị hại sẽ thối nhũn. Làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt nếu hại trên lá đòng hoặc các lá cận lá đòng có thể làm giảm năng suất rõ rệt.

Sâu cuốn lá lớn: Phá mạnh khi trời nắng, nóng, mưa bão nhiều, thường tập trung ở vùng trung du, miền núi phía bắc, phá mạnh vào các tháng 8, 9.

Phòng trừ sâu cuốn lá
Phòng trừ sâu cuốn lá

– Biện pháp phòng trừ

+ Đối với sâu cuốn lá lúa loại lớn cần chú ý thực hiện luân canh lúa và màu một cách hợp lý. Mục đích là hạn chế nguồn bổ sung dinh dưỡng cho ngài.

+ Đối với sâu cuốn lá lúa loại nhỏ cần chú ý diệt trừ cỏ dại quanh bờ ruộng, lau sậy ở các mương máng, ao hồ là nơi sâu cư trú cuối vụ mùa sang đầu xuân. Diệt trừ cỏ dại có thể bằng nhân lực hoặc thuốc hoá học.

+ Biện pháp vật lý cơ giới: Đối với cả hai loài sâu cuốn lá khi phát sinh rộ có thể sử dụng cành tre để chải tung tổ lá (kết hợp với phun thuốc) diệt sâu non. Bắt bằng bẫy đèn hoặc vợt.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây lúa

 + Biện pháp dùng thuốc hoá học: Khi có 8-12 sâu/m2 ở thời kỳ đẻ nhánh và 5-8 con/m2 ở thời kỳ làm đòng thì phun thuốc: Padan 95SP khoảng 60 gam/ 1.000 m2, Mornitor 60DD dùng 1-1,5lít/ ha.

1.3. Phòng trừ rầy nâu hại lúa

 – Triệu chứng, tác hại:

Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Bị hại nặng chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu.

Các vết thương cơ giới đó tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng cháy rầy đầu tiên mang tính cục bộ một vài m2, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới 1 vài ha hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.

Rầy nâu là môi giới truyền bệnh lúa vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen làm cho cây lúa tuy vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.

Phòng trừ rầy nâu hại lúa
Phòng trừ rầy nâu hại lúa

– Biện pháp phòng trừ:

Áp dụng chương trình IPM một cách triệt để là biện pháp tốt nhất hiện nay đảm bảo ngăn ngừa được rầy nâu một cách lâu bền. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

+ Sử dụng giống kháng rầy, kể cả các giống kháng cao và các giống kháng vừa

+ Mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm.

+ Nếu có điều kiện nên áp dụng kiểu canh tác lúa – cá

+ Khi lúa đẻ nhánh có thể đưa vịt nhỏ vào ruộng vừa có tác dụng làm sục bùn, vịt con còn có thể ăn rầy nâu, làm giảm khả năng tích luỹ mật độ của rầy.

+ Trên những ruộng lúa có nước, có thể sử dụng biện pháp rắc cát có tẩm dầu kèm theo khua động làm cho rầy “giả chết” rơi xuống nước, khi bò lên dầu vít lỗ thở của chúng làm cho chúng bị chết.

Xem thêm: Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây lúa

+ Tạo môi trường thuận lợi cho tập đoàn thiên địch phong phú của rầy nâu cư trú và phát triển bằng cách ở những nơi có thể luân canh với cây trồng khác hoặc trồng xen các ruộng cây trồng khác với ruộng lúa.

+ Thường xuyên thăm đồng, cần đặc biệt chú ý tới những điểm thường có các ổ rầy ở những vụ trước.

+ Khi rầy vượt qua ngưỡng phòng trừ có thể sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc và áp dụng chiến lược thay thuốc. Các loại thuốc có thể sử dụng gồm: Regent 800 WG, Admire 50EC, Trebon 10 EC, Applaud 10WP, Oncol 5 G, Actara. Chú ý: Khi phun thuốc rẽ lúa thành băng rộng 1m để phun thuốc vào tận gốc.

2. Phòng trị bệnh hại trên lúa

2.1. Phòng trị bệnh đạo ôn trên lúa

– Do nấm Pyricularia oryzea

– Triệu chứng bệnh Bệnh đạo ôn có thể phát sinh gây hại từ thời kỳ mạ đến lúa chín, và gây hại ở bẹ lá, lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt.

+ Trên lá mạ: Vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau tạo hình thoi hoặc dạng tương tự như hình thoi có màu nâu hồng hoặc nâu vàng.

Phòng trị bệnh đạo ôn trên lúa
Phòng trị bệnh đạo ôn trên lúa

+ Trên lá lúa: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt, vết bệnh lan rộng ra có dạng hình thoi, ở giữa vết bệnh có màu xám tro, xung quanh vết bệnh có viền vàng nâu đỏ, vòng ngoài có quầng vàng nhạt.

+ Trên cổ bông, gié và hạt: Vết bệnh có màu nâu xám hơi teo thắt lại, trên cổ bông nếu bệnh xuất hiện sớm thì bông lúa bị bạc, nếu bệnh xuất hiện muộn thì gây hiện tượng gãy cổ bông..

– Biện pháp phòng trừ:

+ Dự tính dự báo sự phát sinh phát triển của bệnh

+ Dọn sạch tàn dư, cỏ dại mang nguồn bệnh

+ Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn

+ Tăng cường sử dụng giống chống chịu có nhiều gen kháng trong cơ cấu giống lúa ở những vùng bệnh thường xảy ra và gây hại nặng.

+ Kiểm tra lô hạt giống, nếu nhiễm bệnh thì cần phải xử lý hạt bằng nước nóng 54oC hoặc bằng thuốc trừ bệnh đạo ôn.

+ Khi bệnh phát sinh thì cần phun phòng trừ sớm và nhanh bằng một số loại thuốc như: Kitazin, Hinosan, Kasai, Beam, Fuzi-one,…

2.2. Phòng trị bệnh khô vằn trên cây lúa.

– Do nấm Rhizoctonia solani

– Triệu chứng bệnh

+ Bệnh xuất hiện gây hại chủ yếu ở các bộ phận của cây như bẹ lá, phiến lá và cổ bông, các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường nhiễm bệnh đầu tiên.

+ Vết bệnh trên bẹ lúc đầu là vết đốm hình bầu dục có màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng thành dạng vết bệnh dạng vằn da hổ, dạng đám mây.

Phòng trị bệnh khô vằn trên cây lúa.
Phòng trị bệnh khô vằn trên cây lúa.

+ Vết bệnh trên phiến lá cũng tương tự như ở bẹ, vết bệnh lan rộng rất nhanh có khi chiếm hết cả bề mặt phiến lá, tạo ra những đám vết bệnh như những đám mây dạng vằn da hổ.

+ Vết bệnh trên cổ bông thường là những vết kéo dài bao quanh cổ bông, vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh có màu lục xám co tóp lại. Về sau trên bề mặt vết bệnh có thể xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp.

+ Gieo cấy đúng thời vụ, mật độ hợp lý, bón phân NPK đúng liều lượng, tỷ lệ cân đối theo giai đoạn sinh trưởng của cây, giữ chế độ nước trong ruộng cho phù hợp.

Xem thêm: Tổng quan về cây lúa

+ Có thể dùng thuốc hoá học để phun phòng trừ bệnh như thuốc Validacin, Rovral, Monceren, Moncut,…phối hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác để phòng trừ bệnh. Ngoài ra có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride để phòng trừ bệnh.

2.3. Phòng trị bệnh bạc lá lúa

– Do Vi khuẩn Xanthomonas oryzae Dowson

– Triệu chứng bệnh Bệnh phát sinh phá hại từ thời kỳ mạ đến khi trỗ – chín sữa, phá hại chủ yếu trên lá và hạt.

+ Trên mạ: Vết bệnh ở mép lá, mút lá với những vệt dài ngắn khác nhau, vết bệnh có màu xanh vàng, nâu bạc khô xác, thường dễ nhầm lẫn với hiện tượng khô đầu lá do sinh lý.

Phòng trị bệnh bạc lá lúa
Phòng trị bệnh bạc lá lúa

+ Trên lá lúa: Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào phiến hoặc kéo dài dọc theo gân chính, nhưng cũng có khi vết bệnh từ giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh trở lên xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác. Khi gặp điều kiện ẩm độ cao,nhiệt độ thích hợp thì trên bề mặt vết bệnh có thể thấy xuất hiện những giọt dịch (viên keo) vi khuẩn hình tròn nhỏ màu nâu vàng.

– Biện pháp phòng trừ Sử dụng các giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh để gieo cấy phù hợp với mỗi vùng sinh thái.

+ Vệ sinh đồng ruộng: Thu dọn sạch tàn dư lá bệnh, dọn sạch cỏ dại. Xử lý hạt giống trước khi gieo cấy nếu lô hạt giống nhiễm bệnh bằng các loại thuốc hoá học thường dùng để phun phòng trừ bệnh bạc lá.

+ Điều khiển sự sinh trưởng của cây, bón phân cân đối, đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều chỉnh mức nước thích hợp trong ruộng.

+ Trong điều kiện cần thiết khi bệnh có xu hướng phát sinh phát triển nặng thì cần dù ng thuốc để phun phòng trừ bệnh: Kasuran, Kasai, Sasa 20WP, Starner 20WP,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *