Tổng quan về cây ngô

Tổng quan về cây ngô

Ý nghĩa kinh tế và giá trị sử dụng

1.1 Giá trị dinh dưỡng

Hạt ngô có hàm lượng protit và lipit nhiều hơn trong hạt gạo. Tinh bột ngô chiếm khoảng 65-83% khối lượng hạt. Trong phôi ngô có các chất khoáng, vitamin và khoảng 30-45% dầu.

 Hàm lượng gluxit và protein của hạt ngô phụ thuộc rất nhiều vào phôi nhũ, còn chất béo và protein có số lượng ít hơn. Chất xơ thô trong hạt phân bố chủ yếu ở vỏ hạt. Sự phân bố trọng lượng trong các bộ phận của hạt ngô, thành phần hóa học đặc biệt của chúng và giá trị dinh dưỡng là rất quan trọng trong việc chế biến ngô.

Cây ngô
Cây ngô

1.2. Giá trị sử dụng

– Dùng làm lương thực: 1/3 số dân trên thế giới dùng ngô làm lương thực chủ yếu, toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho người.

– Dùng trong chăn nuôi: 50-70% sản lượng ngô sử dụng làm thức ăn cho gia súc

 – Dùng trong công nghiệp chế biến: Bột ngô dùng để nấu cồn, sản xuất đường gluco, làm môi trường nuôi cấy nấm penixillin, lõi ngô làm chất cách điệu, sản xuất axeton, phôi ngô dùng để ép dầu ăn.

Xem thêm: Tổng quan về cây khoai lang

2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây ngô

2.1. Nguồn gốc về địa lý

– Theo (Valilov 1962) khi nghiên cứu về nguồn gốc cây ngô. Ông cho rằng Mehico và Peru là trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của cây ngô, ông cho rằng Mehico là trung tâm thứ nhất Peru là trung tâm thứ 2. Trên cơ sở của ông đến nay người ta chứng nhận rằng ngô được bắt nguồn từ miền trung nước Mehico, trên độ cao 1500m của vùng nước khô hạn, có lượng mưa trung bình vào khoảng 350mm vào mùa hè.

Kết luận này đã được khẳng định bởi các công trình khảo cổ, người ta đã tìm thấy hóa thạch của hạt phấn ngô khi đào xuống sâu ở độ sâu 70m, xác định hạt phấn ngô có niên đại 6000 năm trước công nguyên. Ở Châu mỹ (Equado) người ta cũng tìm thấy hóa thạch của hạt phấn ngô 3000 năm trước công nguyên, ở Chile 2700 năm trước công nguyên.

2.2. Nguồn gốc di truyền

– Cho đến bây giờ người ta không xác định được nguồn gốc của cây ngô. Có 6 giả thiết khác nhau về nguồn gốc di truyền của cây ngô, trong đó giả thiết thứ 6 được nhiều người công nhận nhất và có nhiều tài liệu chứng minh nhất.

Cây ngô đồng
Cây ngô đồng

Ngô có nguồn gốc di truyền từ loài Teosinte sau một hoặc nhiều đột biến liên tiếp chuyển hóa liên tục thành cây ngô.

2.3. Sự lan truyền cây ngô trên thế giới

Trước năm 1942 sự di thực của cây ngô chỉ nằm trong phạm vi châu Mỹ và theo 3 con đường.

– Từ Mehico đi về phía nam đến Peru, ở đây cho là trung tâm phát sinh thứ hai của cây ngô, sau đó đi đến phía Bắc để đến Hoa Kỳ, đi sang phía tây để đến các đảo vùng Calibe.

– Từ trung tâm thứ 2 là Peru lại di thực theo 3 con đường.

+ Đi lên phía Bắc để đến Equado-Columbia

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây

+ Đi đến phía nam đến Chile-Achentina

+ Sang phía tây đến Venesnela

-Brazin Sau 1942 cây ngô đi đến toàn bộ lục địa châu Á, Úc Đại dương do hai thành phần là thứ nhất là thương nhân của hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban nha, thứ hai là Cô Đạo.

Tổng quan về cây ngô
Tổng quan về cây ngô

1943 Columbus đưa về Châu Âu.

Cuối thế kỷ thứ 15 đầu thế kỷ thứ 16 cây ngô được phát triển ở Châu Âu, đến thế kỷ thứ 16 cây ngô được di thực đến một số vùng.

1917 Xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Đức

1521 Đến Ấn độ và Indonexia 1571 Đến Bắc Âu

Xem thêm: Kỹ thuật thâm canh lúa lai

1575 Đến vùng Ban Căng và Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 đến Châu Úc.

Cây ngô được đưa vào nước ta khoảng thế kỷ thứ 17 thiên niên kỷ trước cách đây khoảng 300 năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *