Đặc điểm sinh học của cá thát lát cườm

1. Môi trường sống của cá thát lát cườm

Cá thát lát cườm (tên khoa học là Notopterus Chitala) chủ yếu sống ở nước ngọt, trong các cửa sông, kinh rạch, ao, đồng ruộng, cá chịu được môi trường thiếu oxi và pH thấp, các có thể sống được ở các đầm nước lợ ven biển. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, trong điều kiện tự nhiên các sống ở tầng giữa và tầng đáy, ban ngày cá thường ẩn nấp trong các đám thực vật thủy sinh, ban đêm cá hoạt động nhiều hơn.

Cá bơi lội chậm nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng, cá thích sống trong môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính pH: 6,5 – 7 và nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26-28oC.

Cá thát lát cườm
Cá thát lát cườm

2. Đặc điểm hình thái của cá thát lát cườm

Cá có đầu nhỏ nhọn, dẹp bên, miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhọn, bén mọc ở hàm dưới, xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ, có một đôi râu mũi ngắn nhỏ. Mắt lệch về phía lưng của đầu.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây cà phê

Thân dài, dẹp bên, lưng có độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá, Lườn bụng bên có hai hàng gai chạy dọc theo sườn bụng. Vảy nhỏ phủ lấp thân và đầu. Ở cá còn nhỏ (dài chuẩn nhỏ hơn 10cm) có từ 10-15 băng đen chạy ngang thân và các băng này mờ dần theo sự lớn lên của cá để cuối cùng chỉ còn lại một hàng chấm đen tròn có rìa trắng chạy dọc theo phía trên của góc vi hậu môn.

3. Đặc diểm dinh dưỡng

Cá thát lát thuộc nhóm ăn tạp, có thể ăn côn trùng, giáp sát, phiêu sinh thực vật, rễ thực vật thủy sinh, cá con nhuyễn thể và bùn đáy. Cá thát lát là loài tính ăn động vật và khi quan sát dạ dày trên cá mẫu nghiên cứu, các tác giả nhận thấy dạ dày các thát lát chứa thức ăn là giáp xác chiếm 25,09% và cá chiếm 17,41% (Hossanin và ctv, 1990).

4. Đặc điểm sinh trưởng của cá thát lát cườm

Trong thiên nhiên hoang dã, bà con vùng Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau vẫn thường đánh bắt, trên sông Hậu và các chi lưu của sông này được những con cá thát lát nặng 3-5kg. Cá thát lát có thể sống 8-10 năm, có chiều dài hơn 80cm, nặng 8-10kg.

Xem thêm: Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Cá đạt chiều dài 15cm ở 3 tháng tuổi, từ gia đoạn này cá tăng trọng nhanh, mức tiêu thụ thức ăn giảm. Mỗi năm cá có thể tăng trọng 1-1, 2kg.

5. Đặc điểm sinh sản

Cá thát lát cườm có chiều dài 30-60cm, đã trưởng thành sinh dục. Buồng trứng phát triển không đều, trứng có nhiều noãn hoàn, trứng chín có đường kính trên 2mm. Số lượng trứng trong một lần đẻ khoảng 300-1500 trứng.

Cá thát lát cườm
Cá thát lát cườm

Trong tự nhiên cá đẻ ở vùng nước có thực vật thủy sinh, Ở nhiệt dộ 28-30oC trứng nở sau 7 ngày. Trứng cá thuộc loại trứng lớn và dễ bị nấm. Cá bột, cá con thường bám tựa vào thực vật thủy sinh để sống ( như rễ lục bình, rong đuôi chó, rau muống, rau dừa,…)

Mùa vụ sinh sản của cá là mùa mưa từ tháng 5-11. Trứng cá có kích thước 2-3mm. Mỗi cá cái có thể đẻ từ 2000- 7000 trứng tùy thuộc vào trọng lượng cá. Cá thát lát còn trong tự nhiên phát dục sau khi sinh sản khoảng 7-10 tuần.

Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *