Nội dung bài viết
KỸ THUẬT NUÔI CUA ĐỒNG MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
Cua đồng có tên khoa học là Somanniathelphusa sinensis, loài cua nước ngọt gần gũi và thân thuộc từ lâu đời, là nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn dân dã giàu dinh dưỡng. Nhu cầu đối với cua đồng thương phẩm của thị trường ngày càng lớn mà việc khai thác từ tự nhiên là không đủ cung ứng. Vì vậy biện pháp nuôi cua đồng thương phẩm hiện nay đầu tư vốn thấp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa góp phầm giảm áp lực cho việc khai thác cua đồng từ tự nhiên.
1. Yêu cầu đối với ruộng, ao nuôi cua đồng:
– Ruộng nuôi, ao nuôi cua đồng phải chủ động được nguồn nước; cấp nước và thoát nước được kịp thời. Nguồn cũng cấp nước phải đảm bảo trong sạch, không hóa chất độc hại, không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải, sinh hoạt.
– Diện tích ruộng nuôi cua đồng không cần quá lớn chỉ khoảng 300 – 700m2.Tối ưu nhất là nuôi cua trên ruộng đất thịt, bằng phẳng, không dốc, không gồ ghề. Xung quanh bờ ruộng cần thiết kế rào rào chắn bằng bạt cao su, bạt nhựa… cao tối thiểu là 40cm so với mặt bờ và nghiêng hướng vào phía trong so với bờ, nhằm ngăn hiện tượng cua bò ra khỏi ao nuôi gây thất thoát.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ếch đồng đạt hiệu quả kinh tế cao
– Thiết kế hệ thống tiêu thoát nước cho ruộng nuôi cua: Đào mương ở góc ruộng, diện tích mương nuôi bằng 5% diện tích ruộng, mương nuôi rộng 4 – 6m, sâu 1 – 1,5m; hoặc đào mương bao quanh và mương giữa ruộng, tổng diện tích các mương bằng 15 – 20% diện tích ruộng. Các cống thoát nước đều phải được chắn bằng đăng tre hoặc lưới cước phù hợp, đầm chắc nơi đặt cống để hạn chế cua đào hang. Ao nuôi: nền đáy ao là loại đất thịt pha sét hay cát, lớp bùn dày 20cm là vừa. Ao nuôi có diện tích 300 – 1.000m2, độ sâu 0,8 – 1,2m, xung quanh bờ phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa hoặc lưới cước đặt nghiêng về phía ao không cho cua thoát ra được. Ao phải có cống cấp thoát nước đầy đủ và có lưới chắn ở các đầu cống.
Trước khi nuôi 1 – 2 tuần, cải tạo ao nuôi, ruộng nuôi, tiến hành tát cạn nước bón vôi đều khắp mặt ao để tiêu diệt hết mầm mống dịch hại và tiêu diệt mầm bệnh, liều lượng vôi bón 7 – 10 kg/100m2 kết hợp phơi nắng 3 – 5 ngày; sau đó cấp nước lại vào ao nuôi, ruộng nuôi (lưu ý đối với ruộng nuôi thì cấp nước nhưng không để mực nước ngâp tràn lên ruộng, cho đ đến thời kỳ lúa sắp làm đòng mới cấp nước lên ruộng cho cua lên ruộng tìm thức ăn. Dùng phân chuồng hoặc phân hóa học để gây tạo và phát triển hệ động vật phù du trong ao nuôi làm thức ăn cho cua giống mới thả. Trong ao, ruộng nuôi nên thả thêm tàu dừa, bèo, rau muống,… che phủ khoảng 1/3 diện tích ao để cua trú ẩn những ngày nắng gắt; Thả thêm chà rào để cua có chỗ nên thả chà làm nơi trú ẩn cho cua lúc lột xác tránh bị hao hụt.
2. Vấn đề chọn và thả giống cua đồng:
Cua đồng là loài có thể sinh sản vào mọi thời điểm trong năm, tập trung nhiều vào mùa xuân, hạ, thu nên bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng có thể thả cua giống. Chọn giống cua đồng phải đảm bảo: cua khỏe mạnh, không bị thương tật, đầy đủ càng và chân, kích thước đồng đều, màu sắc tươi sáng, không đóng rong. Cua đực sẽ đạt giá trị về thương phẩm cao hơn.
Tiêu chuẩn về mật độ thả: Đối với cua đồng nuôi thả trong ao: mật độ 10 – 15 con/m2; đối với cua đồng nuôi thả ruộng: mật độ 5 – 7 con/m2. Khi thả cua không thả trực tiếp xuống ao, ruộng nuôi mà thả ở mé ao, ruộng để cua từ từ bò xuống, tránh cho cua bị sốc khi gặp môi trường mới hoặc va chạm mạnh dẫn tới bị thương.
3. Chế độ thức ăn của cua đồng:
Cua đồng là loài động vật ăn tạp nhưng ăn động vật nhiều hơn là thực vật. Thức ăn của cua đồng: các loại cá, ốc, hến, khoai, sắn,…nên băm nhỏ thức ăn cỡ vừa miệng cua. Khẩu phần ăn của cua đồng trong các thời kỳ là khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng của cua: cua đồng tiêu thụ khoảng 5-8% trọng lượng của cua/ ngày chia làm hai lần, buổi sáng sớm ăn 20- 40% , chiều ăn 60 -80%. Thức ăn phải đảm bảo đủ lượng để tránh hiện tượng cua ăn thịt lẫn nhau, đảm bảo về độ tươi, không thiu thôi, nấm mốc để tránh cua bị bệnh chết.
Cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên để cân đối lượng thức ăn cho cua đồng. Gần tới thời điểm thu hoạch cần tăng cường lượng thức ăn là động vật để cua nhanh lớn và đạt tối đa trọng lượng thương phẩm. Thay nước định kỳ 1 tuần/lần để kích thích cua lột xác, bắt mồi mạnh, chỉ thay từ 1/4 – 1/3 lượng nước trong ao, ruộng để tránh gây xáo trộn lớn môi trường nuôi cua. Thả thêm cá rô đồng, cá rô phi để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa của cua tránh nước bị ô nhiễm. Đồng thời bón vôi định kì 15 ngày một lần, liều lượng khoảng 2 – 3kg hòa với nước và tạt đều ao, để ổn định pH và ngăn ngừ dịch bệnh phát triển trên ao nuôi.
Thu hoạch cua đồng: Khoảng 8 thắng sau khi thả, trong điều kiện chăm sóc đầy đủ cua đồng có thể đạt giá trị thương phẩm và có thể thu hoạch. Nếu cua đồng đều về chất lượng có thể thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp,.. để lọc con lớn và thả nuôi tiếp con bé trong vụ sau.