Nội dung bài viết
Những hiểu biết cơ bản khi nuôi lươn
1. Đặc điểm sinh học của loài lươn
Ở miền Bắc có loài Monopterus albus (Zuiew). Có con lươn nặng 0,9kg ở lòng chảo Điện Biên – Lai Châu (1997).
Lươn là loài cá sống phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên và ở các nước Đông Nam Á. Thịt lươn thơm ngon, bổ, dinh dưỡng cao là đối tượng nuôi rất tốt. Da lươn còn có thể chế biến để làm giầy, ví da, dây thắt lưng….
Lươn sống ở các ao hồ, mương rãnh, ruộng lúa dọc sông ở vùng đồng bằng cũng như vùng cao. Lươn sống ở dưới đáy ao, chui dưới bùn và làm hang. Lươn có thể dùng xoang hầu và da để thở, vì vậy khi rời khỏi mặt nước nếu giữ độ ẩm nhất định có thể kéo dài thời gian sống. Ban ngày lươn thường ở trong hang, ban đêm bò ra kiếm mồi. Nhiệt độ thích hợp cho lươn sinh trưởng là 24-28oC, trên 28oC bắt đầu giảm ăn, 30oC là nhiệt độ giới hạn, dưới 10oC nó chui xuống bùn trú đông.
Lươn ăn thức ăn chủ yếu là động vật như cá, tôm con, côn trùng, ốc, hến, nòng nọc, ếch, nhái. Khi thiếu thức ăn động vật, lươn có thể ăn rau bèo, mảnh vụn thực vật, lúc đói ăn cả con lươn nhỏ hơn nó.
Tuyến sinh dục bên trái phát triển, còn tuyến sinh dục bên phải thoái hoá. Bình thường lươn tròn 1 tuổi thân dài 20cm bắt đầu thành thục. Lươn cái khi thành thục có hiện tượng lưỡng tính tức là từ lúc bào thai cho đến thành thục lần thứ nhất đều là lươn cái, sau khi đẻ trứng noãn sào teo đi, tinh sào phát triển và sau đó thành lươn đực.
Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh chướng bụng đầy hơi ở dê
2. Tập tính sống
Lươn là loài động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường nước xung quanh. Nhiệt độ môi trường sống từ 15-30oC, thích hợp nhất ở 24-28oC, dưới 10oC chúng rúc tận đáy bùn, sống dựa vào nguồn thức ăn tích trữ trong cơ thể, trên 32oC sức ăn giảm đi.
Cấu tạo của lươn dễ cho việc trốn lủi, nhất là lúc đói ăn. Ngày có sấm, lươn bỏ đi hàng loạt, ngoi theo lạch nước chảy, nếu xung quanh có đất cứng có thể dùng đuôi cựa để lách đi.
Nếu trong ao có hang hốc, có dòng nước chảy thì toàn bộ lươn nuôi bỏ đi. Đây là nguyên nhân thất bại trọng yếu nhất của việc nuôi lươn. Vì vậy, khi nuôi phải đặc biệt chú trọng đến đề phòng lươn bỏ đi. Ngoài việc chuẩn bị thức ăn cũng rất quan trọng, cần căn cứ lượng thức ăn để quyết định lượng lươn nuôi.
Xem thêm: Kỹ thuật sản xuất giống cá trê lai ở Việt Nam
3. Nguồn nuôi lươn giống
Đây là vấn đề đầu tiên cần giải quyết khi nuôi lươn. Lươn giống thu được từ các nguồn sau:
– Bắt trực tiếp lươn có sẵn trong tự nhiên:
Hằng năm từ tháng 4-10 có thể dùng lồng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, mương rãnh…Lươn bắt được theo cách này thường không bị thương, khoẻ mạnh, tỷ lệ sống cao.
– Mua lươn ở chợ:
Cần chọn con khoẻ mạnh, không bị thương, lươn giống câu bằng lưỡi câu sẽ bị thương dễ sinh bệnh nấm thuỷ mi; có con bị đau không ăn được nên gầy yếu, không thể làm lươn giống được.
Có thể phân lươn giống làm ba loại:
+ Loại 1: Thân màu vàng, có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh.
+ Loại 2: Thân màu vàng xanh, loại này sinh trưởng trung bình.
+ Loại 3: Màu xám tro, chậm lớn.
Kích thước lươn giống tốt nhất là cỡ 30-50 con/kg, cỡ nhỏ tỷ lệ sống thấp, cỡ quá lớn thì hiệu quả kinh tế thấp.
– Chọn lươn nuôi cho đẻ
Vào cuối năm, trong số lươn thu hoạch được, chọn những con nặng từ 100-200g thân màu vàng, trơn bóng để nuôi qua mùa đông trong ao giàu dinh dưỡng, tới mùa xuân cho sinh đẻ nếu nước trong ao trên 15oC.
Trong thời kỳ sinh sản phải đặc biệt chú ý đến trứng lươn đẻ ra và lươn con để vớt kịp thười nuôi ở các ao, đề phòng chúng ăn lẫn nhau.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá trê lai đạt hiệu quả kinh tế cao
Bón phân ở ao để gây nuôi thức ăn động vật phù du, khi thiếu thức ăn phải cho ăn thêm lòng đỏ trứng gà luộc. Trong các ao nuôi, lươn dài cỡ 3-5cm, có thể ăn giun, cá tạp băm nhỏ.
Nếu trứng lươn thu ở ngoài thiên nhiên (như các bờ ruộng lúa, sau lúc mưa rào) cần chú ý: trước khi lươn đẻ trứng, lươn cái thường phun bọt rồi đẻ trứng vào đó, nếu thấy những đám bọt này có thể vớt trứng ra mang về ấp nở trong khay.