Kỹ thuật nuôi cá trê lai đạt hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật nuôi cá trê lai đạt hiệu quả kinh tế cao

1. Ao nuôi

Có thể dùng các loại ao nuôi cá để nuôi cá trê lai, thậm chí tận dụng được cả ở ao tù bẩn, có điều kiện nuôi đơn để tiện chăm sóc.

Diện tích ao nuôi từ vài chục đến vài trăm m2.

Mực nước 0,8-1,2m. Đáy trơ ít bùn, bờ vững chắc, nếu có điều kiện nên kè xung quanh ao. Ao gần nguồn nước.

2. Mật độ thả giống

Cỡ giống 3-5 cm, mật độ thả 15-25 con/m2  đối với ao nhỏ,

Cá trê lai
Cá trê lai

Cỡ cá giống 4-6cm, mật độ thả 15-20 con/m2 đối với ao vừa,

Cỡ cá giống 5-7 cm, mật độ thả 10-15 con/m2 đối với ao lớn và có điều kiện tẩy dọn sạch.

3. Thức ăn

Lượng đạm cần cho tháng thứ 1 khoảng 20-30%; tháng thứ 2 từ 10-20%; tháng thứ 3 từ 10-15% tổng thức ăn.

Dùng các loại thực phẩm chất lượng kém như cám gạo, ngô, bã rượu, bột cá nhạt, cá tạp, tôm cua, ốc nhái, giun đất, phân gia súc, gia cầm,…

Lượng thức ăn cho ăn khoảng 4-6% khối lượng cá/ ngày theo thức ăn khô và 8-10% theo thức ăn ướt.

Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh chướng bụng đầy hơi ở dê

4. Chăm sóc

Nước quá nhiễm bẩn (có mùi thối) nên thay nước. Cần duy trì nước sâu, thả bèo tây, che gió để phòng rét, chống nóng. Đặc biệt chú ý vào mùa mưa cá dễ đi và chống bắt trộm.

Kỹ thuật nuôi cá trê
Kỹ thuật chăm sóc cá trê lai

5. Thu hoạch

Thả ống, đánh lưới, thu tỉa bằng câu, tát cạn bắt sạch.

Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, cá nuôi 3-4 tháng nặng 200-300 g/com. 5-6 tháng đạt cỡ 400-500g/con.

Xem thêm: Kỹ thuật sản xuất giống cá trê lai ở Việt Nam

6. Cách phòng trị một số bệnh thường gặp trên cá trê lai

6.1. Bệnh trùng quả dưa

– Do nguyên sinh động vật gây nên

– Triệu chứng: Thân cá, gốc vây ngực có chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chất này vỡ ra trong nước, tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ.

Cá trê phi
Phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cá trê lai

– Điều trị: Tắm Vernalachite hay Greenmetil 0,1g/m3 trong 3-4 ngày. Formalin 25 g/m3 trong 8 ngày.

6.2. Bệnh trắng da khoang thân

– Do vi khuẩn Flexiloacter columnanis gây nên.

– Triệu chứng: Cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét. Thân có những vệt trắng. Vây cụt.

– Điều trị: Cloroxit, Tetracyclin, Ampexilin tắm cho cá trong 30 phút. Liều lượng 1 viên 250mg/10 lít nước.

Xem thêm: Đặc điểm sinh học của các loài cá trê nuôi tại Việt Nam

6.3. Bệnh sán lá 16 móc

– Do Dactylogyrus gây nên.

– Triệu chứng: Cá có màu đen, đầu to đuôi nhỏ, mang bị rụng, cá bơi chậm chạp dựng đứng ở thành dụng cụ ương.

– Điều trị: Tắm trong nước muối 3% trong 3-5 phút. Phun trực tiếp Dipterex 0,25-0,5 g/m3 trong 1-2 ngày.

6.4. Bệnh nhầy da

– Do ký sinh trùng gây nên

– Triệu chứng: Cá bột bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn. Da có đám chất nhầy.

– Điều trị: Dùng sunfat đồng 0,3-0,4 g/m3 tắm trong 2-3 ngày. Dùng formalin 25g/m3. Tắm trong 2 ngày.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *