Đặc điểm sinh học của các loài cá trê nuôi tại Việt Nam

Đặc điểm sinh học của các loài cá trê nuôi tại Việt Nam

1. Đặc tính chung của các loài cá trê

– Có sức chịu đựng cao

Cá trê có cơ quan “hoa khế” nên có khả năng thích hợp cới nhiều loại hình môi trường như ao tù, mương rãnh và có thể nuôi ở nơi có hàm lượng oxi thấp.

– Cá trê ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật:

Cá trê
Cá trê

Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun, ốc, tôm, cá…Trong nuôi, người ta cho cá ăn phụ phẩm của traị nuôi, nhà máy chế biến thực phẩm như đầu tôm, các chất thải của lò mổ lợn, trâu bò,…

2. Đặc điểm chính của một số loài cá trê nuôi

2.1. Cá trê đen (Clarias fuscus lacèpede, 1803)

Tên tiếng Anh: Black catfish

Cá trê đen sống phổ biến ở đồng chiêm trũng, ao, ruộng lúa, mương nhỏ ở miền Bắc.

Mùa cá đẻ ở miền Bắc chủ yếu vào tháng 3,4 và tháng 8,9, điều kiện nhiệt độ 25-30oC. Đã quan sát một đôi cá trê đẻ, nó dùng ngạng để đào hang ở bốn gốc lúa, rồi đẻ trứng vào rễ lúa. Nơi đẻ sâu 10-20cm, đáy là đất sét 78%, cát 16%, mùn 6%, Ph= 6,5-7,5. Cá thường đẻ sau trận mưa rào.

Cá trê
Cá trê đen

Cá cỡ 15cm có 2.000 trứng, cỡ 17-25cm có 7.600 trứng, cỡ 31cm có 21.000 trứng. Đường kính trứng 1,4mm. Trứng dính, nở sau 20-30oC.

Cá lớn 3 tuổi có thân dài 31cm, nặng 300g. Con lớn nhất ở Trung Quốc dài 47,8cm, nặng 938g.

Cá có thịt ngon, giá trị cao nhưung nhìn chung cỡ cá bé nên sản lượng thấp.

Cá hoạt động chủ yếu vào ban đêm, lúc đi kiếm ăn nó thường phát ra tiếng kêu “kèn kẹt”. Cá thương sống thành đàn lớn, hay phá bờ, khoét lỗ.

Điều kiện để cá sinh sản: nhiệt độ 28-32oC, DO= 4,5-6,5 mg O2/ lít, tỷ lệ đực/cái là 1/1 hoặc 1/ 2, trong ao có lớp bùn đáy mỏng và cây súng (Nymphea lotus), điều kiện yên tĩnh và ánh sáng yếu (Lê Thị Nam Thuận, 2003).

Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh ung khí thán ở trâu bò

Năm 1977 ở Trạm nghiên cứu Đình Bảng (nay là Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1) đã sản xuất được 10 vạn cá trê giống cỡ 6-8cm. Đồng thời tiến hành nuôi cá thịt bằng thức ăn hỗn hợp gồm: cám gạo, khô dầu 20-30%, bột cá 10-12%, bã nắm 1%.

Nuôi ở ao diện tích 400m2, năng suất đạt 8-9 tấn/ha trong 6 tháng. Hệ số thức ăn là 4,3.

Nuôi ở ao diện tích 1200-1800m2, thức ăn bằng phần phụ của trại chăn nuôi lợn, năng suất đạt 6-8 tấn/ha trong năm. Hệ số thức ăn là 10.

Năm 1978, Trại chăn nuôi lợn Thống Nhất ở Hải Hưng đã thu được 2,1 tấn cá trê thịt đạt cỡ cá thương phẩm (Phạm Báu, 1983).

Hiện nay ở Trung Quốc, Đài Loan đang nuôi loại cá trê này.

2.2. Cá trê vàng (Clarias macrocephalus Günther, 1864)

Tên tiếng Anh: Yellow catfish, tiếng Lào là: Fa đúc.

Phân bố: Thường ở miền Nam nước ta

Cỡ cá lớn 1 tuổi, thân dài 20,5cm, l =17,7cm, nặng 70g. Trong tự nhiên, cá 1 năm tuổi nặng trung bình 400-500g/con.

Cỡ cá lớn nhất trong đợt điều tra ở miền Nam nước ta dài 45cm, nặng 495g.

Cá trê vàng
Cá trê vàng

Theo ngư dân cho biết cá trê vàng chậm lớn hơn cá trê trắng, thịt thơm ngon, hay phá bờ và trèo lóc đi vào lúc trời mưa.

Thân cá dài 37cm, có 35.770 trứng.

Xem thêm: Phòng trị bệnh cầu trùng trên bê, nghé

Thân cá dài 19cm, có 10.640 trứng.

Cá ăn giun, sâu bọ, tôm tép,… thịt đã thối rữa. Khi nuôi cho cá ăn băng thức ăn động vật, năng suất đạt 450-900kg/ha.

2.3 Cá trê trắng  (Clarias batrachus Linnaeus)

Tên tiếng anh: White catfish

Cá có vây lưng và vây hậu môn không nối liền với vây đuôi, khi chết cá có màu trắng nhạt. Cá có thể chịu được nước phèn. Cỡ cá hai tuổi, thân dài 30cm, nặng 300g có 40.000 trứng, cỡ cá 210g có 11,616 trứng; cỡ cá thân dài 33,5cm, nặng 260g, số trứng tuyệt đối là 43,536 trứng và tương đối là 16.700 trứng, tuổi thành thục 2, đường kính trứng 0,9mm (5/9/1977).

Cá trê trắng
Cá trê trắng

Cá trê trắng thân thường dài 25-45cm, nặng 150-500g.

So với các loài cá trê nuôi, thịt loài cá này không được ngon lắm, cũng không phải là đối tượng nuôi phổ biến.

Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh chướng bụng đầy hơi ở dê

2..4. Cá trê phi (Clarias gariepinus Burchell, 1815)

Tên tiếng Anh: Afrian catfish)

có râu mũi dài đến tạn gốc vây lưng, có 4 đôi râu; phân bố ở sông Nin, Công Gô, Ai Cập, Châu Phi (từ Trung đến Bắc Phi).

Cá sống ở hạ lưu các sông đầm, hồ lớn ở châu Phi đến mùa mưa thì ngược lên thượng lưu cá vùng ngập nước ven sông để sinh đẻ.

Cá trê phi
Cá trê phi

Cá sinh trưởng tốt ở 25-30oC, cỡ cá nặng 200-400g có 2000-5000 trứng, đường kính trứng 1,2-1,6mm; trứng nở sau 24h ở nhiệt độ 25-32oC, sản lượng 89.000 tấn (1995). Yêu cầu thức ăn có độ đạm 40% (2000).

Cá có tốc độ lớn nhanh, 6 tháng bình quân đã đạt cỡ 1kg/con, cơ thể to, sản lượng cao; thân thường dài 35-50cm; nặng 250-2500g, có con 2 tuổi đạt 4300g. thân dài 64cm; có con nặng 12,8kg dài 110cm. Cỡ cá thông thường là 5-7kg. Mỡ thường chiếm 9-12% trọng lượng cơ thể.

Cá đẻ trong năm, nuôi 3 tháng có thể đạt cỡ thương phẩm, thịt mềm. Hiện loài cá này đang được nuôi ở châu Phi. Tây Âu (Hà Lan), ở Trung Quốc nuôi cá đạt năng suất 20-40kg/m2.

Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh viêm ruột cata mạn tính ở trâu, bò

Cá trê phi đã nhập vào miền Nam nước ta từ 10/1/1975 và đến năm 1980 đưa ra nuôi ở miền Bắc. Dựa vào các đặc tính trên đây của các loài cá trê, từ 1983 người ta tiến hành lai tạo ra loài cá trê lai lớn nha, thịt ngon, có màu sắc hấp dẫn, có thể nuôi 2-3 vụ trong 1 năm.

2.5. Cá trê lai

Loài cá này có sức chịu đựng cao, nuôi được ở diện tích hẹp, nước tù.

Cá ăn trực tiếp được nhiều loại thức ăn như cám bã, phế thải chăn nuôi. Cá lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn; năng suất đạt 1,5-2,0kg/m2 sau 4-5 tháng. Thịt ngon, thích hợp với mô hình VAC.

Nhược điểm: cá chỉ đạt cỡ 2-3cm, dễ bị bệnh, bơi chậm. thích chui rúc trong hang hốc nên dễ bị rắn cắn, thích ngược nước trườn bò trườn bò trên cạn, chịu rét kém, nhiệt độ nước 12oC kéo dài 10 ngày dễ chết rét, nuôi 2 tháng đạt 300g/ con.

Kỹ thuật nuôi cá trê
Cá trê lai

Năng suất bình quân 20 tấn/ ha (Ninh, An Giang, 1996).

Năm 1984, Trung Quốc lai ca trê phi đực với cá trê đen cái để có con lai thịt khá ngon, nuôi 3-4 tháng có thể nặng 0,25-0,5kg, con lớn 0,75kg.

Xem thêm: Phòng trị bệnh tiên mao trùng và bệnh sán lá gan ở trâu bò

Ở xã Long Tuyền huyện Phong Điền Tp Cần Thơ, một gia đình nuôi cá trê ở diện tích 3.000m3 nuôi 3 vụ, giống thả 1.200kg, thu 120 tấn, trừ chi phí còn lãi 193 triệu đồng Việt Nam. Năm 2005 thả một vụ 400kg, cá giống, thu 35 tấn, lãi 43,3 triệu đồng Việt Nam (Dương Tấn Lộc, 2005).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *