Kỹ thuật nuôi heo thịt theo an toàn sinh học

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo an toàn sinh học

1. Vị trí xây dựng chuồng trại

Để đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh cho heo thịt tùy điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi nên chọn vị trí xây dựng chuồng trại cho phù hợp nhưng phải đảm bảo điều kiện cách xa nhà ở của gia đình, các hộ xung quanh và các khu công nghiệp khác.

Nuôi heo theo an toàn sinh học
Nuôi heo theo an toàn sinh học

– Trong khuôn viên đất của gia đình nên xây chuồng lệch so với nhà ở, không nên xây chuồng thẳng phía trước hoặc phía sau nhà. Khi xây dựng chuồng nên xây ở cuối mảnh đất để chuồng trại cách xa nhà.

– Không nên xây chuồng heo thịt chung với chuồng nuôi gia súc, gia cầm khác.

– Địa hình khu chăn nuôi cáo ráo, dễ thoát nước để tránh bị ngập úng khi mưa lớn.

– Có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích chăn nuôi và xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

2. Thiết kế chuồng trại

Hướng chuồng: Tùy thuộc vào vị trí và diện tích đất để  bố trí hướng chuồng cho phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hướng Nam hoặc Đông – Nam.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh tai xanh – Căn bệnh bí hiểm trên heo (lợn)

– Kiểu chuồng: Kiểu chuồng phù hợp với mục đích, điều kiện kinh tế của gia đình và diện tích mặt bằng.

Hiện nay có hai kiểu chuồng chính: chuồng hở thì lưu thông không khí theo thông thoáng tự nhiên; chuồng kín điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm theo hệ thống thiết bị phụ trợ (quạt, hệ thống làm mát,…). Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay thì áp dụng kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên là phù hợp.

– Nền chuồng: Chuồng trại phải được xây dựng trên nền cao ráo, sạch sẽ, không trơn láng, dễ thoát nước. Nền chuồng cao hơn mặt đất 30-45cm để tránh ẩm ướt ngập úng.

– Mái chuồng: Có dạng: 1 mái hoặc 2 mái; vật liệu làm mái có thể bằng ngói, tôn, fibro-ximăng, lá. Chiều cao mái tối thieeurr là 2,2m.

– Vách chuồng: Có thể làm bằng song sắt, lưới sắt hay inox hoặc xây gạch, bê tông đảm bảo thông thoáng tự nhiên ( Đảm bảo có ½ – ¾ vách chuồng là lưới sắt hoặc song sắt).

– Diện tích chuồng nuôi:

Kích thước chuồng nuôi phụ thuộc vào số lượng nuôi.

Đối với heo thịt diện tích tối thiểu chuồng nuôi là 0,7 m2/ con.

Trong chuồng nuôi nên thiết kế vòi uống tự động cho vật nuôi luôn được uống nước sạch.

– Thiết kế hệ thống xử lý chất thải và vệ sinh sát trùng:

– Tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất và quy mô nuôi để lựa chọn xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho phù hợp. Tốt nhất là xây bẻ biogas, nếu quy mô ít thì phải xây dựng hố ủ phân.

– Ở các cổng ra vào các khu chuồng trại và ở đầu mỗi chuồng phải bố trí khử trùng để đảm vô trùng trước khi ra vào khu chăn nuôi và chuồng trại.

– Khu vực chăn nuôi phải có tường bao quanh để ngăn cách với các khu vực khác nhằm hạn chế tối đa các tác nhân nhiễm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.

3. Thiết kế kho

– Kho chứa thức ăn phải đảm bảo thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió để đảm bảo không bị ẩm mốc.

– Kho phải có các bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà. Thức ăn, nguyên liệu được chất thành từng lô, chiều cao lo vừa phải để thuận tiện cho việc sử dụng và phòng cháy, chữa cháy.

– Các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc thú y… không được để lẫn trong kho chứa thức ăn.

– Các dụng cụ chăn nuôi chưa được sử dụng cần được bảo quản trong kho sạch sẽ, tránh lây nhiễm trước khi sử dụng.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng

4.1. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với thịt heo nuôi thịt

– Sản phẩm dùng để giết thịt.

an toàn sinh học trong chăn nuôi
an toàn sinh học trong chăn nuôi

– Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất.

– Heo thịt tăng khối lượng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, nên cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể cho từng giai đoạn.

4.2. Mục tiêu nuôi dưỡng

– Tốn ít thức ăn, heo khỏe mạnh, lớn nhanh.

– Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt móc hàm cao

– Chi phí thức ăn thấp nhất

4.3 Nhập heo 

– Heo nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhấp từ các trái đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua heo mới từ 1-2 trại đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.

Xem thêm: An toàn sinh học trong chăn nuôi

– Khi heo về đến trại, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện của bệnh tật của heo trong quá trình nuôi heo thích nghi.

– Sau khi nhập heo phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn heo quan tâm đến một ố bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS), phó thương hàn, tụ huyết trùng,…

– Thường xuyên theo dõi để kịp thời cách ly heo bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con tổn thương do căn nhau hoặc bị bệnh.

– Tập cho heo đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.

4. Cách cho ăn, uống

– Có thể cho heo ăn tự do hoặc theo bữa.

– Đối với heo nhỏ dưới 30Kg cho ăn 3 bữa/ ngày, heo lớn cho ăn 2 bữa/ ngày.

 

– Heo được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.

– Cho heo ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn heo.

– Cách tính lượng thức ăn cho heo thịt.

Giai đoạn Cách tính lượng thức ăn/ ngày Số bữa/ ngày
10-30 kg 5% x Khối lương heo 3
31-60kg 4% x Khôi lượng heo 2
61kg-  xuất chuồng 3% x Khối lượng heo 2

 

Ví dụ heo có khối lượng 40kg, lượng thức ăn cần 1 ngày là 40x 5% = 2kg

5. Chuồng nuôi và mật độ nuôi heo thịt

– Không nên nuôi heo theo mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2

– Nền chuồng cần chắc chăn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải.

– Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho heo.

6. Vệ sinh thú y

– Tẩy giun sán cho heo khi 18-22kg.

– Kết thúc nuôi một lứa heo cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi loãng hoặc chất sát trùng và để trống chuồng trại trong thời gian 10-15 ngày mới nuôi lưa khác.

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định;

Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi)
Tiêm sắt lần 1 2-3
Tiêm sắt lần 2 10-13
Vắc xin dịch tả lợn lần 1 20
Vắc xin dịch tả lợn lần 2 45
Vắc xin phó thương hàn lần 1 20
Vắc xin phó thương hàn lần 2 28-34
Vắc xin Phù đầu lợn con 28-35
Vắc xin Tụ – Dấu 60

 

7. Công tác phòng trị bệnh.

– Chọn con giống khỏe mạnh, sạch bệnh.

Xem thêm: Tại sao nên sử dụng đệm lót chuồng sinh học trong chăn nuôi?

– Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại, tuân thủ quy định sát khuẩn khi ra vào chuồng trại.

– Chăm sóc sinh dưỡng hợp lí cân đối để tăng sức đề kháng cho vật nuôi

– Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và kịp thời.

– Sử dụng các loại thuốc phòng và trị bệnh trong danh mục cho phép, đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách li theo quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *