Cung cấp dinh dưỡng và theo dõi sinh trưởng trong quá trình nuôi cá Song (cá Mú)

Cung cấp dinh dưỡng và theo dõi sinh trưởng trong quá trình nuôi cá Song (cá Mú)

1. Xác định loại và chất lượng thức ăn

1.1. Xác định loại thức ăn

– Cá tạp: chọn thức ăn là cá tạp cho cá song bao gồm các loại cá nhỏ, tép moi,…  

– Thức ăn công nghiệp: Được chế biến dưới dạng viên nổi, kích cỡ theo giai đoạn phát triển của cá. Thành phần dinh dưỡng đòi hỏi theo yêu cầu của từng loài cá khác nhau và theo giai đoạn phát triển. 

1.2. Xác định chất lượng thức ăn

Cá tạp thường có chất lượng không ổn định, thay đổi theo mùa vụ và loại thức ăn khác nhau, cách bảo quản. Yêu cầu đối với thức ăn là cá tạp cần phải tươi, không bị ươn thối. Trước khi cho ăn cần rửa cá tạp bằng nước biển loại bỏ chất bẩn và tạp chất. 

Cá song cá mú
Cá song cá mú

Thức ăn công nghiệp có độ đạm tối thiểu 40% cho sinh trưởng và phát triển tốt, hàm lượng lipid (chất béo) đảm bảo 10%. Cá song có khả năng sử dụng tốt nhất với loại thức ăn công nghiệp có độ nổi lơ lửng trong nước, thức ăn nổi trên mặt nước cá bắt mồi kém hiệu quả.

1.3. Xác định cỡ thức ăn 

Thức ăn là cá tạp tùy theo giai đoạn phát triển của cá, giai đoạn cá còn nhỏ cần băm nhỏ theo cỡ miệng, giai đoạn cá lớn không cần phải băm nhỏ để nguyên con. 

Xem thêm: Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật chọn, thả giống cá Song (cá Mú)g

Thức ăn công nghiệp cho cá ăn cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với cỡ miệng của cá. Trường hợp cho cá ăn không phù hợp cỡ miệng hiệu quả bắt mồi của cá sẽ giảm. Cỡ viên thức ăn phù hợp cho cá theo giai đoạn như sau:

Bảng 1. Kích cỡ thức ăn theo giai đoạn phát triển của cá song

STT Khối lượng cá (gr) Kích cỡ thức ăn CN (Ф mm)
1 10-50 gr 1.5 -2.5
2 50-150 2.5 – 4.0
3 150 – 500 4-5
4 ≥500 – 1000 6-8
5 1000 – 2000 8-10
≥2000 ≥20

 

2. Xác định lượng thức ăn cho cá

2.1. Xác định khẩu phần ăn

Khẩu phần thức ăn của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển, phương pháp xác định khẩu phần thức ăn cho cá dựa vào khối lượng trung bình của đàn cá nuôi trong lồng. 

Xác định khẩu phần ăn dựa vào loại thức ăn và khối lượng cá song. Khẩu phần thức ăn của cá song được xác định theo bảng 2.

Bảng 2. Khẩu phần ăn cá giò theo loại thức ăn và giai đoạn phát triển

STT Kích cỡ cá (gr) Khẩu phần thức ăn (%)
Cá tạp Thức ăn công nghiệp
1 ≤50 12-15 6-8
2 50-200 8-10 4-6
3 200-500 7-8 3-4
4 ≥500 5 2-3

 

Thường thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ nước và dòng chảy thay đổi nhiều, cá ít ăn lại, thành thử, những ngày mưa bão, chỉ cho cá ăn 1 lần và giảm trọng lượng thức ăn lại từ 1/4 – 1/2 lượng thức ăn ngày thường.

2.2. Xác định khối lượng cá nuôi trong lồng

 Xác định khối lượng cá dựa vào tỉ lệ sống và khối lượng trung bình cá nuôi. Tỉ lệ sống của cá song có thể ước lượng thông qua sổ nhật ký theo dõi lượng cá chết hàng ngày hoặc thông qua đếm toàn bộ cá trong lồng. Khối lượng trung bình được xác đinh thông qua cân mẫu 30 con.

Khối lượng trung bình: Cân lần lượt khối lượng của 30 con, cộng tổng khối lượng 30 con và chia cho 30, ta thu được khối lượng trung bình của 1 con.

Xác định khối lượng cá nuôi trong lồng
Xác định khối lượng cá nuôi trong lồng

Khối lượng cá lồng nuôi: (Khối lượng trung bình 1 con cá) x (Tổng số con cá trong lồng).

Tuy nhiên, trong nuôi cá song thương phẩm cần chú ý đến các thao tác bắt cá, bắt cá cần thao tác nhẹ nhàng vì cá song là loài cá thích yên tĩnh. Khi thời tiết bất lợi, mùa dịch bệnh đều ảnh không nên tiến hành bắt cá để kiểm tra.

Xác định số cá trong lồng được thực hiện thông qua các bước sau:

– Chuẩn bị dung cụ và vật liệu: dừng cho cá ăn ít nhất 01 bữa trước khi đếm, chuẩn bị xô, chậu, vợt, gang tay và sổ ghi chép.

– Xác định thời gian thực hiện: sáng sớm hay chiều mát, khi thời tiết mát mẻ.

– Mở nắp lồng và nhấc can cố định lồng.

– Cán lồng lưới cho cá gọn sang 1 bên.

– Đếm số lượng cá và ghi chép số liệu.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng

– Thả can cố định và đan lại mặt nắp lưới lồng.  

Thông thường việc xác định số lượng cá nuôi trong lồng căn cứ vào nhật ký ghi chép hàng ngày về số cá chết. Việc đếm số lượng từng con nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến cá nuôi.

2.3. Tính lượng thức ăn theo ngày trên lồng

– Các căn cứ để tính lượng thức ăn theo ngày trên lồng:

+ Dựa vào tổng khối lượng đàn cá nuôi trong lồng. Công việc xác định vào cuối một tháng hay đầu tháng để tính lượng thức ăn cho một tháng.

+ Dựa vào khẩu được xác định theo thức ăn, theo khối lượng trung bình một con cá.

– Phương pháp tính: 

Ví dụ: Khối lượng trung bình cá nuôi được xác định là 1,5 kg/con, số lượng cá trong lồng là 300 con, khẩu phẩn ăn cho cá khi ăn công nghiệp là 2,5% khối lượng thân, khối lượng thức ăn theo ngày được tính như sau: 

 Khối lượng thức ăn theo ngày (kg) = 1,5 kg/con x 300 con x 0,025 = 11,25 (kg thức ăn/ngày).            

3. Cho cá ăn

3.1. Chuẩn bị thức ăn

3.1.1. Cân thức ăn

– Các bước chuẩn bị:

+ Cân đĩa: tùy thuộc khối lượng thức ăn.

+ Xô, chậu, ca; rổ.

– Cân thức ăn:

Dựa vào khối lượng thức ăn được xác định, tiến hành cân thức ăn cho các ô lồng nuôi. Ghi chép khối lượng thức ăn từng ô lồng để đảm bảo cho ăn chính xác.

3.1.2. Xử lý thức ăn

Cá tạp cần xay hoặc băm nhỏ cho phù hợp với kích cỡ miệng cá song trong giai đoạn cá nhỏ hơn 100gr. Giai đoạn cá lớn trên 100g băm thức ăn to dần và ăn cả con giai đoạn sau. Trước khi xay hoặc băm nhỏ, cá tạp cần rửa sạch và loại bỏ tạp chất.

Cho cá mú ăn
Cho cá mú ăn

Thức ăn công nghiệp: có thể nên ngâm 5 – 10 phút bằng nước ngọt trước khi cho cá ăn ở giai đoạn cá còn nhỏ để tránh hiện tượng cá ăn quá no. Đối với cả hai loại thức ăn, khi cần trộn vitamine C hoặc thuốc vào thức ăn, cần nghiền thuốc nếu ở dạng viên thành bột, hòa thuốc với nước ngọt và trộn đều vào thức ăn trước 15 phút để thuốc ngấm vào thức ăn.

3.2. Cho cá ăn

Cho ăn theo phương pháp 4 “định” như sau: 

– Định chất lượng: Thức ăn không bị ôi, thối, không chứa mầm bệnh và có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.

– Định vị trí: Cho cá ăn ở tầng mặt khi cá nhao lên bắt mồi. Cho ăn từ từ tránh để thức ăn chòm xuống đáy cá không bắt mồi gây lãng phí thức ăn.

– Định số lượng: Xác định được số lượng thức ăn đầy đủ cho cá phụ thuộc vào loại thức ăn, giai đoạn phát triển của cá.

– Định thời gian: Cho ăn ngày 02 lần vào sáng sớm (6-8h) và chiều mát (16- 18h chiều).                

3.3. Kiểm tra hoạt động bắt mồi của cá

Hoạt động bắt mồi của cá phụ thuộc vào sức khỏe của cá, thời tiết, môi trường, thức ăn. Hàng ngày theo dõi tình trạng hoạt động và mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 1 giờ cho cá ăn, kiểm tra nếu thấy thức ăn còn thừa, cần vớt bỏ để tránh gây nhiễm bẩn môi trường nuôi.

Cho cá ăn trên cơ sở lượng thức ăn đã tính toán và dựa vào lượng thức ăn có dư thừa sau 01h cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn. Thông thường cá ăn hết thức ăn, thì điều chỉnh lượng thức ăn tăng 5% và cá không ăn hết thì giảm lượng cho ăn 5%.

Chú ý khi cá bị bệnh, thời tiết quá lóng, lạnh thì giảm lượng thức ăn từ 10- 30%.

4. Kiểm tra sinh trưởng

4.1. Thu mẫu cá

 Trước thời điểm lấy mẫu, dừng cho cá ăn 01 bữa. Thông thường dừng bữa ăn chiều hôm trước và lấy mẫu đo tăng trưởng sáng hôm sau. Nhấc neo cố định lồng và kéo một bên lưới lồng lên đến khi cá tập trung và có thể dùng vợt vớt được.

Dùng vợt với kích thước mắt lưới phù hợp với từng giai đoạn, giai đoạn nhỏ dùng vợt mềm để tránh cá sây sát, vớt ngẫu nhiên 10 con cá song chuyển vào thau (với cá nhỏ) hay thùng phuy nhựa hay composite nước (với cá lớn), sục khí nếu cần thiết.  

Đối với cá song nên hạn chế việc bắt cá khi không cần thiết. Nếu xác định không đúng thời gian, mùa dịch bệnh rất dễ làm cho cá chết nhiều.

4.2. Cân khối và tính lượng trung bình

 Cân lần lượt 10 con, ghi khối lượng lần lượt 10 con. Cộng tổng khối lượng 10 con. Lấy tổng khối lượng 10 con chia cho 10 (số con cân) được khối lượng trung bình của một con. Khối trung bình xác định được của 10 con là đại diện khối lượng trung bình của toàn bộ số cá nuôi trong lồng.

Xem thêm: Một số bệnh thường gặp trên cá diêu hồng và cách phòng trị

4.3. Tính khối lượng cá trong lồng 

Khối lượng cá trong lồng được xác định khi tính được khối lượng trung bình của một con. Tổng khối lượng cá được xác định theo công thức:  Khối lượng cá trong lồng (kg) = (Khối lượng trung bình 01 con) x (Số con trong lồng). 

Số con trong lồng được xác định căn cứ vào tỷ lệ sống thông qua xác định số cá chết đến thời điểm xác định thông qua ghi chép hoặc đếm số lượng cá trong lồng.

4.4. So sánh với lần đo trước

Định kỳ hàng tháng kiểm tra sinh trưởng cá song. Chỉ tiêu cần quan tâm là đo khối lượng trung bình cá để đánh giá tốc độ tăng trưởng và là căn cứ để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá. Khối lượng cá đo lần sau phải lớn hơn lần đo trước.  

Trường hợp lần đo sau không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm, cần phải xem lại chất lượng thức ăn, kích cỡ mồi và lượng thức ăn cho ăn hàng ngày để điều chỉnh. Thông thường cá song tăng trưởng sau 30 ngày nuôi, nếu tốc độ tăng trưởng từ 3% khối lượng cơ thể/ngày trở lên là đảm bảo vể tốc độ tăng trưởng của cá.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *