Phòng trừ bệnh thối quả, thối hạt trên cây đậu tương

Phòng trừ bệnh thối quả,thối hạt trên cây đậu tương

Nấm gây bệnh là Diaporthe phaslolarum var. Sojae (Lehman) Wehm.

Bệnh này phổ biến ở nhiều nước trồng đậu tương trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh này có mặt ở các tỉnh trồng đậu tương. Ngoài đậu tương ra, nấm này còn gây hại cho một số cây trồng khác và cây dại.

Cây đậu tương
Cây đậu tương

Trên thân, cuống lá và quả xuất hiện các vết bệnh trên đó có những hàng quả nấm màu đen, bên trong chứa đầy bào tử nấm. Vết bệnh cũng có thể xuất hiện trên phiến lá. Hạt bị bệnh thường nhăn nheo, nứt nẻ và phủ một lớp màu phấn trắng. Những hạt bị bệnh nhỏ hơn hạt bình thường. Nấm gây bệnh cũng có thể lan ra và bám vào các hạt trông khoẻ mạnh.

Xem thêm: Phòng trừ sâu xám hại Ngô

Hạt bị bệnh thường không nảy mầm, nếu có nảy mầm cũng yếu, cây con phát triển kém. Trên lá mầm của hạt bị bệnh có những vùng mô bị chết hoại thành vết bệnh. Vết bệnh có kích thước to, nhỏ khác nhau. Có nhưng vết bệnh lớn phủ toàn bộ lá mầm. Vỏ hạt bị bệnh thường dính chặt với lá mầm sau khi mầm mọc lên khỏi mặt đất.

Giai đoạn nảy mầm là thời kỳ thích hợp cho nấm phát triển. Khi quả đậu tương chín trong điều kiện thời tiết ấm, ẩm và thu hoạch bị chậm thì thân và quả gần mặt đất dễ bị nấm xâm nhiễm. Có mối tương quan chặt chẽ giữa khả năng phát sinh bệnh và lượng mưa trong quá trình cây hình thành quả. Nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm cho tỷ lệ quả và thân cây đậu tương bị bệnh nhiều.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cây đậu tương
Phòng trừ bệnh thối quả, thối hạt ở cây đậu tương

Biện pháp phòng trừ bệnh thối quả trên cây đậu tương:

  • Thực hiện luân canh cây đậu tương với các loại cây trồng khác

Xem thêm: Phòng và trị bệnh héo khô trên cây bông vải

  • Cày bừa đất kỹ trước khi gieo hạt.
  • Khi bệnh xuất hiện nhiều phun thuốc để trừ. Thuốc đùng là: mancozeb, carbendazime, chlorothatonil.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *