Nội dung bài viết
Kỹ thuật thâm canh lúa lai đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao
1. Lúa lai là gì ?
Lúa lai (Hybrid rice) là danh từ dùng để gọi các giống lúa ứng dụng hiệu ứng ưu thế lai đời F1. Lúa khác với lúa thuần (conventioral rice) ở chỗ hạt giống chỉ sử dụng 1 đời, khi ưu thế lai biểu hiện mạnh nhất. Lúa lai từ gọi tắt của lúa ưu thế lai, không nên nhầm lẫn với lúa thuần được tạo ra bằng phương pháp lai. Thành công trong việc sử dụng ưu thế lai của cây lúa giúp cho Trung Quốc một nước với trên 1 tỷ người đã thoát được nạn đói, ngày nay lúa lai được coi là chìa khoá an ninh lương thực trong nhiều quốc gia.
2. Quá trình nghiên cứu và phát triển.
Hiện tượng con lai hơn hẳn bố mẹ đã đượcloài người biết đến từ lâu. Được ứng dụng trong chăn nuôi, trong trồng trọt tạo cây lai cho ngô, mía, hành tây, dưa chuột, bắp cải, cà chua, dưa hấu…. Mãi đến năm 1926 mới có nghiên cứu dự báo về ưu thế lai ở cây lúa. Lúa là cây tự thụ phấn điển hình, khả năng nhận hạt phấn ở ngoài là rất thấp. Vì vậy ứng dụng ưu thế lai chủ yếu gặp khó khăn ở khâu sản xuất hạt lai.
Ở Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1964 đảo Hải Nam. Tại đây họ đã tìm ra dạng lúa lai bất dục đực tế bào chất. Sau chín năm liên tục lai lại với các giống lúa trồng, họ đã thành công trong việc chuyển gen bất dục đực tế bào chất vào loài lúa trồng (oryza sathva). Năm 1973 lô hạt giống lai F1 đầu tiên được ra đời, với sự tham gia của 3 dòng bố mẹ, dòng bất dục đực di truyền tế bào chất, dòng duy trì bất dục, dòng phục hồi hữu dục. Năm 1975 sản xuất hạt giống lai F1 cho ra 140.000 ha. Từ đó các tổ hợp lai ưu việt đã được tạo ra ở hầu khắp các vùng sinh thái ở Trung Quốc. Đến năm 1995 Trung Quốc đã gieo cấy 17 triệu ha lúa lai đạt năng suất 66 tạ/ha.
3. Quá trình nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai vào năm 1986 tại viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Viện di truyền NN, Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Nguồn vật liệu nhập từ viện lúa quốc tế, song những nghiên cứu này mới ở giai đoạn tìm hiểu. Năm 1989 hạt giống lai F1 của Trung Quốc đã đưa vào trồng ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng cho năng suất hấp dẫn. Năm 90, Bộ Nông Nghiệp đã nhập một số tổ hợp lai gieo trồng, khoảng 10ha. Năm 92 trồng 5000 ha năm 98 trồng 200.000 ha năng suất đạt trên 8 tấn/ha. Trung tâm nghiên cứu (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp) Viện Di truyền nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I, vào nghiên cứu lúa lai cả 3 dòng, 2 dòng năm 1995 năng suất lúa lai F1 đạt 5-6 tạ/ha. Năm 97 đạt 35 – 36 tạ/ha. Cuối những năm 90 Việt Nam đã thành công sản xuất hạt giống lúa lai cung cấp 1 phần cho sản xuất.
4. Đặc điểm của lúa lai liên quan đến kỹ thuật thâm canh đặc thù.
4.1. Đặc điểm về nhánh
Lúa lai mọc nhanh, đẻ sớm đẻ khoẻ. Nếu có đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng thì khi đạt 4 lá lúa lai đã bắt đầu đẻ nhánh thứ nhất, sau tiếp tục được đẻ thêm theo quy luật như hình bên. Khi cây lúa lai có nhánh con thứ nhất xuất hiện ở nách lá thứ 2, khi có 6 lá thấy có nhánh mẹ đẻ nhánh con thứ 3 ở nách lá thứ 3 đồng thời nhánh con thứ nhất đẻ ra nhánh cháu thứ 1; khi đạt 7 lá, nhánh mẹ đẻ ra nhánh con tứ 4 song song nhánh con thứ nhất đẻ nhánh cháu 2 và nhánh con thứ 2 đẻ cháu 3; cây lúa lai có 8 lá; nhánh mẹ đẻ con 5, nhánh con thứ nhất đẻ nhánh cháu 4, nhánh con thứ 2 đẻ nhánh cháu 5, nhánh con thứ 3 đẻ nhánh cháu 6. Như vậy ở giai đoạn 7 – 8 lá cây lúa lai có thể đẻ được 12 nhánh = 1 mẹ + 5 con + bông vì thế trong gieo cấy cần tránh cấy dày, cấy to khóm, nhiều dảnh vừa tốn hạt giống vừa không phù hợp với quy luật đẻ nhánh của lúa lai.
Các công trình nghiên cứu ở nước ta và ở nước ngoài (Trung Quốc, IRRI, ấn Độ …) đều cho thấy tỷ lệ nhánh thành bông của lúa lai cao hơn hẳn lúa thường. Nếu điều khiển để một hạt thóc lúa lại mọc lên thà nh cây lúa. được đẻ sớm. Có 10-12 nhánh thì tỷ lệ nhánh thành bông có thể đạt 80-100% trong khi ở lúa thường chỉ đạt 60-70% trong cùng điều kiện. Nhờ đặc điểm này mà hệ số sử dụng phân bón của lúa lại cao hơn.
4.2. Đặc điểm về rễ
Rễ lúa lai phát triển sớm và mạnh : Khi có 3 lá lúa lại đã hình thành được 8 -12 rễ ( so với 6-8 rễ ở lúa thường). Rễ lúa lai cũng có chiều dài hơn hẳn lúa thường. Nhờ đặc điểm này mà cây lúa lai sớm hút được nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây, giúp cho lúa lai đẻ sớm và đẻ khoẻ. Sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ không chỉ thể hiện qua sự phát triển sớm và mà còn thể hiện qua số lượng rễ trên cây lúa và độ lớn của rễ. Các khảo sát về rễ lúa lai ở thời kỳ bước vào giai đoạn phân hoá đòng đã cho thấy: Cả về số lượng, độ lớn, chiều dài và khối lượng bộ rễ, lúa lai thường hơn hẳn lúa thường.
Đặc biệt về số lượng và chiều dài: Lúa lai vượt lúa thường từ 30 – 40%. Chính vì có bộ rễ khoẻ nên lúa lai có khả năng thích ứng cao, tận dụng được phân bón trong đất, cây lúa cứng cáp, ít đổ. Cần tập trung bón lượng kali và lân cao để phát huy tiềm năng hút dinh dưỡng của bộ rễ lúa lai.
4.3. Đặc điểm về bông
Lúa lai có số bông/khóm, số hạt/bông nhiều và tỷ lệ lép thấp: Nhờ đặc tính đẻ sớm, đẻ khoẻ và tỷ lệ thành bông cao nên tính theo một hạt thóc được gieo cấy ra thì trong cùng một khoảng thời gian tồn tại, lúa lai tạo được nhiều bông hơn, bông lúa to hơn và tỷ lệ lép thấp hơn so với lúa thường.
– Để đạt được số lượng bông cần thiết trên một khóm lúa cần căn cứ vào mật độ cấy và đặc biệt phụ thuộc vào độ lớn của bông.
– Các tổ hợp lúa lai gieo cấy hiện nay được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm bông trung bình: Số hạt/bông thường đạt 130-140 hạt/bông;
+ Nhóm bông to: Có 160-200 hạt/bông;
+ Nhóm bông rất to: Trên 200 hạt/bông, thường đạt 210-260 hạt/bông, bông to nhất có thể đạt trên 400 hạt/bông với tỷ lệ lép 8-12%. Loại hình lúa lai bông to có thể cho năng suất khá cao (trên 8 tấn/ha/vụ) mà không phải bố trí có nhiều bông trên đơn vị diện tích gieo cấy. Lúa lai không có loại hình bông bé có thể gieo cấy lúa lai với mật độ thấp hơn lúa thường, ruộng thông thoáng song năng suất vẫn rất cao, đạt được nhiều hiệu quả kinh tế như mong muốn.
4.4. Đặc điểm về hút các chất dinh dưỡng
Qua phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thân lá, cường độ hấp thu và tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng hút ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau thấy rằng lúa lai hút các chất dinh dưỡng theo quy luật sau :
* Hút đạm
Trong các giai đoạn sinh trưởng thì bắt bắt đầu từ đẻ đến đẻ rộ hàm lượng N trong thân lá luôn luôn cao sau đó giảm dần. Như vậy cần tập trung bón đạm mạnh vào giai đoạn này. Tuy nhiên thời kỳ hút đạm mạnh nhất quan sát thấy ở lúa lai là từ đẻ rộ đến làm đòng, mỗi ngày lúa lai hút 3520 gam N/ha chiêm 34,68% tổng lượng hút, tiếp đến mới là giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ rộ, mỗi ngày cây hút 2737 gam N/ha chiếm 26,82% tổng lượng hút. Vì lý do này mà bón lót v à bón thúc thật tập trung là rất cần thiết nhằm cung cấp đủ đạm cho lúa lai. Ở giai đoạn cuối, tuy lúa lai hút đạm không mạnh như ở hai giai đoạn đầu song giữ một tỷ lệ N cao và sức hút N mạnh rất có lợi cho quang hợp tích luỹ chất khô vào hạt. Vì thế cần bón thêm một hàm lượng đạm nhất định vào giai đoạn cuối (khoảng 20 ngày trước khi lúa trỗ).
* Hút lân
Phân tích hàm lượng lân trong lá thì giai đoạn đẻ rộ thấy cao nhất. Ở giai đoạn chín hàm lượng lân trong thân lá cao hơn hẳn lúa thường. Giai đoạn từ đẻ rộ đến phân hoá đòng lúa lai hút tới 84,27% tổng lượng lân. Vì vậy muốn để lúa lai đạt năng suất cao thì tổng lượng lân cần được cung cấp đủ trước khi làm đòng. Điều này chỉ có thể đạt dược nếu số lượng lân cần thiết được bón lót đầy đủ.
* Hút kali
Từ giai đoạn đẻ nhánh đến khi lúa trổ cường độ hút kali tương tự lúa thường. Tuy nhiên từ sau khi trổ thì lúa thường hút rất ít kali, trong khi đó lúa lai vẫn duy trì sức hút kali mạnh, mỗi ngày vẫn hút 670g/ha chiếm 8,7% tổng lượng hút. Như vậy trong suốt thời kỳ sinh trưởng cường độ hút của lúa luôn cao. Đây là đặc trưng về hút chất dinh dưỡng của lúa lai. Từ đặc điểm này có thể kết luận: Để có năng suất cao cần coi trọng bón phân kali cho lúa lai. Tính chung cả 3 nguyên tố N, P, K thì từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến làm đòng lúa lai hút 70% tổng lượng N, P, K, từ làm đòng đến trỗ bông tiếp tục hút 10% tổng lượng, đặc biệt sau khi trỗ còn tiếp tục hút 20% tổng lượng N, P , K nữa do đó lúa trỗ bông rồi vẫn cần phải bón thêm phân.
* Hút các nguyên tố trung lượng và vi lượng
Lúa lai có thân rạ to khoẻ, vững chắc nên các nguyên tố trung lượng như Canxi (Ca), Silic (Si) được lúa lai hút nhiều hơn lúa thường. Hàm lượng diệp lục của lúa lai rất cao nên nguyên tố vi lượng Magie (Mg trở nên rất quan trọng. Thiếu Mg lá lúa lai có màu xanh sáng, quang hợp kém. Bo và Molipđen (Mo) rất cần cho lúa lai ở giai đoạn hạt phấn chín để tăng cường sức sống phấn hoa và sức sống vòi nhụy , giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh tốt hơn tỷ lệ lép thấp hơn. Từ các đặc điểm trên có thể nói rằng: Các nguyên tố trung lượng và vi lượng cần cho lúa lai hơn hẳn lúa thường, vì vậy bón phân trung lượng và vi lượng cho lúa lai đạt hiệu quả cao.
4.5. Đặc điểm chống chịu
Cũng như các tính trạng khác lúa lai biểu hiện ưu thế lai trên rất nhiều đặc tính về chống chịu, vì vậy mà tính thích ứng của lúa lai rất rộng: Vùng phân bố của giống lúa lai rộng hơn nhiều so với lúa thường.
* Chống chịu sâu bệnh
Đặc tính chống sâu bệnh ở lúa lai đa số do gen trội hoặc trội không hoàn toàn kiểm tra. Nếu một trong hai bố mẹ mang gen chống chịu sâu bệnh thì tính trạng đó được truyền cho con lai F1 và mất đi nhanh chóng ở các thế hệ tiếp theo. Vì lẽ đó mà tương đối dễ dàng kết hợp giữa tính kháng sâu bệnh với khả năng cho năng suất cao ở lúa lai. Nhiều tổ hợp lúa lai tạo ra trong thời gian qua đều có khả năng kháng được các loài sâu bệnh nguy hiểm nhất ở cây lúa như: Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, bọ trĩ … Nhờ đó mà gieo cấy lúa lai chi phí phòng trừ dịch hại tương đối thấp, dễ áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)
* Chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận
Nhờ ưu thế lai về các đặc tính sinh lý sự phát triển mạnh của bộ rễ nên tính chống chịu của lúa lai với điều kiện ngoại cảnh bất thuận cao hơn hẳn lúa thường.
* Chịu rét
Lúa lai chịu rét rất tốt nhất là một trong hai bố mẹ là loài phụ Japonica ôn đới. Ở vụ xuân khi nhiệt độ không khí đạt 16-20 oC mạ lúa lai sinh trưởng bình thường trong khi mạ lúa thường bị kìm hãm đáng kể ở cả tổ hợp lai sử dụng dòng mẹ là các TGMS thì khả năng chịu rét còn biểu hiện ở giai đoạn trỗ bông: Trong điều kiện 24 oC lúa lai kết hạt rất tốt, trong khi các giống lúa thuần có tỷ lệ lép, lửng nhiều, hạt vào chắc kém, tỷ lệ gạo thấp. Các giống lúa lai có khả năng chịu rét tốt rất thích hợp gieo cấy trong vụ xuân ở miền bắc nước ta.
* Chịu nóng
Cả hai bố mẹ của tổ hợp lai đều là loại hình Indica nhiệt đới thì con lai có khả năng chịu nóng ẩm rất cao. Trong thời kỳ lúa sinh trưởng gặp điều kiện nhiệt độ 28- 32oC lúa lai vẫn sinh trưởng bình thường còn khi trỗ bông nếu gặp độ ẩm không khí đạt trên 80% thì lúa lai vẫn kết hạt tốt, tỷ lệ chắc vẫn cao ngay cả khi nhiệt độ không khí là 35oC.Các giống lúa lai với đặc tính chịu nóng rất thích hợp để gieo cấy ở trà mùa sớm trong điều kiện miền Bắc và gieo cấy quanh năm trong điều kiện đồng bằng Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và cao nguyên Trung bộ ở nước ta.
* Chịu hạn
Nhờ đặc tính ưu thế lai về bộ rễ đặc biệt là lúa lai phát triên rễ rất mạnh theo chiều dài nên bộ rễ ăn sâu, hút được nước ở các lớp đất phía dưới. Đây là cơ sở để lúa lai có khả năng chịu hạn tốt, ngay cả trong ruộng chỉ đủ ẩm giai đoạn chịu hạn tốt nhất của lúa lai là thời kỳ trước đẻ nhánh và sau khi ngậm sữa, thực tế trong 2 giai đoạn này có thể tháo hết nước trong ruộng, chỉ cần giữ đủ độ ẩm lại tốt hơn cho lúa lai. Trong các tổ hợp lai mà dòng bố là giống chịu hạn thì tính chịu hạn cũng được truyền cho con lai F1. Như vậy, việc tạo ra tổ hợp lai có khả năng chịu hạn tốt không gặp khó khăn gì. Các giống lúa lai chịu hạn đến bán hạn (Semiupland rice) mở ra khả năng lớn lao để giải quyết lương thực cho những vùng sử dụng nước trời (vùng Trung du miền núi và cao nguyên)
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm rơm
* Chịu úng ngập
Lúa lai có khả năng sinh trưởng mạnh, cây cứng, chiều cao cây có thể đạt 115- 120 cm (dạng bán bùn) nên nhiều giống lúa lai rất thích ứng để cấy xuống các chân ruộng sâu trũng. Mặt khác mạ lúa lai sinh trưởng khoẻ, đẻ nhánh sớm giúp cho các nhà kỹ thuật có thể tạo ra cây mạ to, khoẻ, có nhiều nhánh, chiều cao cây mạ lớn giúp cho việc tăng cường chịu úng ngập. Do có khả năng vươn chiều cao mạnh, hồi phục nhanh do vậy nếu bị ngập hoàn toàn trong 3-5 ngày sau đó rút được nước đi, thời gian còn đủ cho lúa lai phục hồi thì thậm chí nhiều giống lúa lai có khả năng hồi phục và cho năng suất giống như lúa chưa bị úng ngập. Các giống lúa lai đang được gieo cấy ở vụ mùa trong điều kiện Miền Bắc nước ta như Bác ưu 64, Bác ưu 903 có các đặc tính như thế.
* Chịu chua, mặn, phèn
Áp suất thẩm thấu của tế bào lúa lai cao hơn hẳn lúa thường nhất là ở bộ rễ , đã giúp lúacó khả năng chịu mặn, chiu chua, chịu phèn hơn lúa thường. Đặc biệt lúa có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất hơi chua ( pH = 6,0 -6,5), hơi mặn. Vùng đất trũng, đất ven biển các tỉnh phía Bắc, đất thung lũng vùng núi rất thích hợp để gieo cấy lúa lai. Trong chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa thì giai đoạn 3-5 lá lúa lai mẫn cảm nhất với chua, mặn, phèn. Giai đoạn từ sau khi đẻ nhánh đến phân hoá đòng là giai đoạn chịu chua, mặn, phèn tốt nhất vì thế gieo mạ lúađể có mạ đẻ nhánh, to khoẻ sẽ tăng cường được khả năng chịu chua, mặn, phèn của lúa lai.
4.6. Đặc điểm về sinh trưởng của lúa lai
Cũng giống như lúa thường, lúa lai trải qua 3 thời kỳ sinh trưởng và 10 giai đoạn phát triển, tuy nhiên ở mỗi thời kỳ và giai đoạn lúa lai có những nét đặc biệt. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau chủ yếu do sự dài ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng, 2 giai đoạn sau nhìn chung là ổn định không phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống dài hay ngắn.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực ở lúa thường kéo dài khoảng 35 ngày, còn ở các giống lúa thì ngắn hơn (khoảng 33 ngày). Thời kỳ chín kéo dài 30 ngày ở các giống lúa thường, riêng lúa lai thời kỳ này dài hơn ( 32-33 ngày). Có một số giống lúa lai có thời kỳ chín kéo dài tới 35 ngày. Nhìn chung cây lúa chín chậm hơn lúa thường do sức hút dinh dưỡng của cây lúa vẫn duy trì sau khi trỗ. Đặc điểm này giúp lúa tích luỹ được nhiều chất khô vào hạt hơn, năng suất cao hơn đặc biệt là các giống lúa lai siêu cao sản, có thể đạt năng suất tới trên 100kg/ha/ngày.
5. Kỹ thuật thâm canh cây lúa
Để lúa có năng suất cao, cần tập trung điều khiển 3 vấn đề lớn sau:
– Bố trí thời vụ để lúa lai trỗ vào thời kỳ thích hợp.
– Các biện pháp kỹ thuật để khóm lúa có nhóm có nhánh hữu hiệu.
– Điều khiển cho khóm lúa có bông to hạt mẩy, tỉ lệ lép thấp. => Đây là 3 vấn đề mấu chốt, là chìa khoá thâm canh lúa lai đảm bảo năng suất cao, phẩm chất tốt cần xem xét từng vấn đề một.
5.1. Bố trí thời vụ để lúa lai trỗ vào thời kỳ thích hợp
Ở miền Bắc nước ta có 2 vụ lúa chính: Vụ xuân, vụ mùa, mỗi vụ cấy các giống lúa khác nhau và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
5.2. Điều kiện tối ưu cho lúa trỗ bông ở vụ xuân.
Điều kiện khí hậu thời tiết để lúa xuân trỗ bông thuận lợi như sau.
– Về nhiệt độ không khí 25-29 oC
Xem thêm: Quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa
– Về ánh sánh: Trời nắng, quang mây, có 8-10h nắng trong ngày.
– Về nhiệt độ: Độ ẩm không khí đạt 80-85%
– Về lượng mưa: 100-120mm /tuần lúa phơi màu không gặp mưa. Với các điều kiện trên qua tổng kết trên 40 năm thấy tiết lập hạ (5 – 6/5) là phù hợp. Giai đoạn trỗ thích hợp là sau thời tiết lập hạ 1 tuần (ngày lập hạ + 6) ± 3 ngày.
Ví dụ: Ngày lập hạ 6/5, lúa trỗ thích hợp vào dịp (6+6) ± 3 = 9 – 15. Tức là thời gian lúa trỗ thích hợp từ ngày 9-15/5.
Cần nói thêm: Đây là vụ xuân ở miền Bắc, ở miền Trung từ Nghệ An trở vào đúc rút thời vụ lúa trỗ ở vụ chiêm xuân như sau ” Lúa trỗ vũ no đủ mọi bề lúa trỗ lập hạ buồn bã cả thôn ” Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu từng nơi mà bố trí thời vụ gieo cấy để lúa trỗ vào dịp thuận lợi nhất.
5.3. Điều kiện để lúa lai trỗ bông ở vụ mùa.
Lúa ở vụ lúa trỗ bông thuận lợi trong các điều kiện.
– Nhiệt độ từ 20-30 oC
– Chênh lệnh nhiệt độ ngày đêm từ 5 -6 oC Độ ẩm không khí 80-85%.
– Mưa rào nhỏ, kết thúc nhanh, có sấm chớp, thường mưa về chiều và đêm, lúa phơi màu không gặp mưa, không gặp bão, không gặp gió mùa Đông Bắc lạnh. Với điều kiện trên, lúa trỗ tốt vào khoảng trước tiết thu phân. Ngày thu phân vào ngày 22/9. Thời gian lúa trỗ thích hợp là (22-6)±3 =16±3=13-19 (từ ngày 13 đến ngày 19/9).
5.4. Cách tính thời gian từ cấy đến trỗ
Mỗi giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau. Dù thời gian sinh trưởng dài hay ngắn, thời gian từ trỗ đến chín là ổn định khoảng 32-33 ngày, không phụ thuộc vào thời vụ.
Thời gian sinh trưởng (TGST) của lúa lai bằng tuổi mạ + thời gian từ cấy trỗ + thời gian từ trỗ đến chín hoàn toàn.
Ví dụ: Giống Sán ưu 63, thời gian sinh trưởng là 130 ngày, tuổi mạ là 25 ngày, ta được, thời gian từ trỗ đến chín không thay đổi là 33 ngày.
Thời gian từ cấy đến trỗ = TGST – (tuổi mạ +33 ngày) Thời gian từ cấy đến trỗ =130 ngày – (25 ngày + 33 ngày) = 72 ngày. Muốn giống Sán ưu trỗ vào ngày 9 – 15/5 nên cấy từ 25/2 – 4/3. Tương tự như trên ta tính được thời vụ của tất cả các giống cấy ở vụ xuân cũng như vụ mùa. Chỉ cần biết thời gian sinh trưởng, tuổi mạ. Đây là cơ sở khoa học để chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả cao.
6. Biện pháp điều chỉnh nhánh hữu hiệu
Cơ sở khoa học để tăng năng suất lúa, dựa vào công thức tính năng suất lúa của Pixarep
X = A.B.C.D suy ra B = X/(A.C.D).
Trong đó:
X: Năng suất /m2
A: Số khóm/m2
B: Số bông/khóm
C: Số hạt chắc/bông
D: Trọng lượng của 1000 hạt đơn vị là gam.
Hầu hết các giống gieo trồng đều có quy trình giản đơn có các chỉ tiêu về năng suất, thời gian sinh trưởng, trọng lượng 1000 hạt khả năng chống chịu… Căn cứ vào các chỉ tiêu đó để xác định số bông đảm bảo cho năng suất theo yêu cầu và xúc tiến đẻ nhánh hữu hiệu, hạn chế nhánh vô hiệu.
Xem thêm: Tổng quan về cây lúa
Điều khiển khóm lúa có bông to, hạt mẩy, tỷ lệ lép thấp bằng các biện pháp kỹ thuật – Xác định thời vụ cấy để lúa trỗ vào thời kỳ thích hợp.
– Bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm lân kali.
– Cấy đúng mật độ, nước đầy đủ – Sử dụng các chế phẩm bổ trợ Hiện nay có các loại phân bón lá. Trong thành phần chính của phân bón lá thường có 2 nhóm:
– Nhóm các chất dinh dưỡng
– Nhóm chất sinh trưởng
thank thanks for article bro, visit my web http://sports.unisda.ac.id/
great article thank for sharing streaming anime sub indo