Nội dung bài viết
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt
1. Mùa vụ trồng ớt:
Cây ớt là loại cây có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào quanh năm nhưng chủ yếu ớt được trồng. Ớt là cây trồng có thể trồng quanh năm nhưng tập trung vào vào 3 vụ:
Vụ sớm: Gieo hạt vào tháng 8 – 9, thu hoạch tháng 12 – 1.
Vụ Đông Xuân (vụ Chính): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2 – 3.
Vụ Hè Thu: Gieo hạt tháng 4 – 5, thu hoạch tháng 8 – 9.
2. Chọn giống ớt:
Lựa chọn giống theo thời vụ trồng, đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu,… Có thể lựa chọn một trong các giống ớt: Ớt Sừng Trâu l, ớt hiểm, ớt chỉ thiên, ớt Cay, Ớt 01,….
3. Chọn và làm đất trồng ớt:
Ớt sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp giàu mùn, giữa ẩm tốt, thoát nước tốt; chủ đông được tưới tiêu và thuận tiện cho vận chuyển.
Trước khi trồng ớt 20 – 30 ngày, tiến hành cày ải. Trước khi trồng 10 ngày bón vôi và tro bếp với liều lượng mỗi loại là 50kg/1000 m2.
Làm luống trồng ớt: rộng 1,2m, cao 20 cm . Đối với liếp gieo cây con thì làm đất đập mịn có trộn thêm phân chuồng hoai, đối với liếp trồng thì nên làm đất to hơn. Chọn liếp theo hướng đông tây để tránh đổ ngã và ánh sáng phân bố đều.
4. Kỹ thuật trồng ớt:
– Xử lý hạt giống ớt: Hạt giống được ngâm với nước “ 3 sôi, 2 lạnh” (khoảng 68-70oC) trong vòng 12 giờ, sau đó đãi sạch và ủ ẩm từ 2-3 ngày hạt ớt sẽ mọc mầm, tiến hành gieo hạt ( chú ý phòng nừa dế, kiến), sau đó lấp hạt bằng hỗn hợp phân hưu cơ hoai mục đã qua xử lý trộn lẫn tro trấu.
– Trồng ớt:
Sau gieo hạ từ 20-25 ngày sẽ đem cây giống đi trồng, trước thời điểm trồng xiết nước cây con từ 5-6 ngày, sau đó tưới đẫm 4-6 giờ rồi nhổ trồng ngay lúc sáng hoặc lúc chiều mát.
Khoảng cách trồng: tuỳ từng giống nhưng thông thường là 50cm x 70cm (cây cách cây 50cm, hàng x hàng 70cm).
5. Chăm sóc và bón phân cho cây ớt:
Ở các thời điểm gieo hạt hoặc trồng cây con ra ruộng sản xuất đều cần tưới đủ ẩm và che nắng. Sau khi trồng 20-25 ngày tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cỏ phát triển quá mức cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng của cây, kết hợp vun gốc cho cây.
Xem thêm: Quản lý sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu tại Việt Nam
Bón phân cho ớt ( Đối với diện tích 1000m2):
+) Bón lót: 100kg Vôi, 1 tấn phân chuồng, 50kg Supe Lân, 15kg NPK (16-16- 8-13S), 3kg KCL.
+) Bón thúc:
Lần 1 (7-10 ngày sau trồng): 5-6 kg Urê hoà loãng tưới;
Lần 2 (20-25 ngày sau trồng): 4kg Urê, 3kg Kali, 10kg NPK (16-16-8-13S);
Lần 3 (Khi ớt đã đậu trái đều): 6kg Urê, 5kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8- 13S)
Lần 4 (Khi ớt bắt đầu thu trái): 6kg Urê, 5kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8- 13S).
Lần 5 (Khi thu hoạch rộ): 4kg Urê, 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8-13S).
Trong quá trình trồng ớt nhất là giai đoạn ra hoa đậu trái, để hạn chế một số bệnh và tăng quá trình ra hoa đậu trái thì nên sử dụng các dạng phân bón lá bổ sung Canxi, Bo và các nguyên tố trung vi lượng khác. Đặc biệt, Kali khá quan trọng vì nó quyết định ớt cay hay không.
6. Phòng bệnh trên cây ớt:
Cây ớt có nhiều loại sâu bệnh hại gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất và chất lượng trái vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại là công tác quan trọng trong quá trình chăm sóc cây ớt: Trồng với mật độ hợp lí tùy theo đặc tính giống; chọn giống kháng chịu sâu bệnh hại; bón phân đầy đủ cân đối, bổ sung thêm phân hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi, vôi bột; làm cỏ vệ sinh đồng ruộng thường xuyên; luân canh xen cành với cây trồng khác không có chung đối tượng sâu bệnh hại; xử lí để cây ra hoa đồng đều trên cùng một ruộng trồng; Phun phòng trừ các loại sâu bệnh hại dảm bảo đúng thuốc, đúng liều lượng, tuân thủ thời gian cách li để đảm bảo chất lượng và an tòa thực phẩm.
7. Thu hoạch ớt:
Ớt ra hoa nhiều đợt vì thế ở một thời điểm cây ớt có thể có cả trái non, trái chín, hoa. Mỗi lượt thu hoạch, tiến hành thu hái đồng loạt các trái chín trên ruộng trồng, tránh dập nát quả để bảo quản được lâu, không nên đổ đống dễ bị thối. Có thể sơ chế, hoặc tiến hành chế biến sâu để bảo quản được lâu.