Nội dung bài viết
Kỹ thuật trồng và chăm sóc để mít ra nhiều trái đạt hiệu quả kinh tế cao
Để cây mít ra nhiều quả, chất lượng quả tốt ổn định đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ từ kỹ thuật chọn tạo giống đến trồng và chăm sóc:
1. Đối với giống
Mít ở nước ta có các nhóm chính là: mít mật, mít dai, mít tố nữ,… dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống… Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn giống cho phù hợp. Hiện nay, ở các tỉnh miền Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai…
2. Về kỹ thuật nhân giống mít
Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân từ hạt (gọi là nhân hữu tính), giâm cành, giâm rễ, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô ( gọi là nhân vô tính). Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được các giống tốt cho trái sai, phẩm châts ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống vô tính là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.
Xem thêm: Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê
– Giâm rễ, giâm cành: lấy rễ hoặc cành bánh tẻ khi đã ổn định, đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc cành vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.
– Chiết cành: chọn cành tương đối già , đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cánh nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kĩ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ,…
– Ghép cây: Dùng hạt mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh tay ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc và xử lý cho cây cà phê chín đồng loạt
3. Đối với kỹ thuật trồng và chăm sóc
Trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập. Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong. Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán. Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành 1 lầm bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây,… để tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả đồng thời hạn chế sự tác động của chất Phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hoá tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hoá mầm hoa, ra hoa, kết trái. Đây là cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta.