Phòng trừ sâu xanh gây hại

Phòng trừ sâu xanh gây hại

Tên khoa học: Helicoverpa armigera Hubner

Sâu xanh phân bố và gây hại ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta gặp ở tất cả các vùng trồng thuốc lá, bông, ngô, đậu tương…

Ngài đẻ trứng vào lá non, cuống và nụ hoặc ngọn cây. Sâu non nở ra gặm khuyết lá, đục vào búp và ngọn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất và đặc biệt là phẩm chất hạt. Sâu còn đục vào nụ, hoa, quả của cây làm nụ, hoa, quả non bị rụng.

Sâu xanh
Sâu xanh

Trứng có hình bán cầu, đường kính 0,5mm. Lúc đầu trứng có màu trắng sau chuyển thành vàng. Vỏ trứng 20-30 gân dọc nổi lên chạy dọc rồi tập trung vào đỉnh trứng.

Sâu non đẫy sức dài 40-50cm. Sâu non có nhiều màu. Những con có màu xanh đậm, có tuyến lưng và tuyến gân màu xanh đậm hoặc xanh đen, tuyến lỗ thở màu vàng nhạt. Những con có màu vàng nhạt, màu xanh nhạt có tuyến lưng và tuyến gần lưng màu xanh nhạt hoặc không rõ tuyến lỗ thở màu trắng. Những con có màu hồng nhạt có tuyến lưng và tuyến gần lưng màu nâu nhạt, tuyến lỗ thở màu trắng.

Xem thêm: Phòng trừ bệnh thối quả, thối hạt trên cây đậu tương

Trên các đốt bụng ( trừ đốt cuối) của sâu non có 6 nốt đen hoặc đậm màu hơn màu cơ thể. Trên mỗi đốt ngực có 12 nốt đen, trên có lông ngắn. Phần ngực trước, ở hai u lông có 2 sợi lông. Nhộng dài 17-20mm, màu cánh gián, mép trước cá đốt bụng 5,6,7 có nhiều chấm nhỏ, lõm, màu đen, cuối bụng có 2 gai mông.

Sâu trưởng thành có chiều dài 15-18mm. Sải cánh rộng 27-35mm, màu nâu vàng. Cánh trước có 3 đường vân ngang gợn sóng, màu nâu tro, có vân dạng vòng và dạng quả thân gần mép ngoài có 1 đai rộng mau nâu.Mép ngoài có một đai đen rộng, ngọn lông mép cánh màu trắng. Cánh sau màu vàng tro nhạt gần mép trên của buồng cành có 1 vân ngắn màu nâu đen. Từ mép ngoài trở vào có khu nâu chiếm gần ½ cánh, trong đó có 1 vệt hình trăng khuyết, màu tro.

Helicoverpa armigera

Ngài trưởng thành, sau khi vũ hoá được 2-3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Trứng đẻ rải rác vào các cuống lá đài hoa hoặc ngọn cây. Một ngài có thể đẻ được 200-3000 quả trứng. Thời gian phát dục các pha ở nhiệt độ 19-30oC ẩm độ 76-85% là: pha trứng 2-5 ngày, pha sâu non 16-26 ngày, pha nhộng 7-19 ngày. Vòng đời của sâu xanh là 29-40 ngày.

Xem thêm: Phòng trừ bệnh thối trắng đậu đỗ

Sâu non ưa hoạt động. Sâu non tuổi nhỏ bò nhanh, gặm mỗi chỗ một ít phần lá, cho đến khi gặp được nụ hoa hoặc qủa thích hợp mới đục vào bên trong và ăn các bộ phận đó. Sâu non có 5-7 tuổi, phổ biến là 6 tuổi.

Nhộng nằm trong kén ở dưới đất.

Điều kiện thích hợp cho sâu phát sinh phát triển là 23-28oC, ẩm độ 70%.

Sâu xanh đục trái
Sâu xanh đục trái

Ở vùng Tây Bắc là khu 4 cũ, sâu xanh có 4 lứa. Mỗi lứa kéo dài 40-80 ngày. Lứa 1 từ tháng 11 đến cuối tháng 1. Lứa này phá chủ yếu trên cây ngô đông. Lứa 2 từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 3. Lứa 3 cuối tháng 3 đến cuối tháng 5. Lứa 5 từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6.

Ở vùng cực Nam Trung Bộ, sâu xanh có 3 lứa: lứa thứ nhất vào cuối tháng 9. Lứa thứ 2 có đỉnh cao về mật độ vào cuối tháng 10, thường vào hạ tuần. Lứa thứ 3 có đỉnh cao về mật độ vào cuối tháng 11.

Xem thêm: Phòng trừ sâu đục quả đậu tương

Phòng trừ: Dùng ong mắt đỏ (Trichogramma chilonis) với số lượng 100-200 nghìn cá thể trên 1ha/lần. Sử dụng NPV từ 1-2kg/ha (1,5-3×1012 PIB/ha). Sử dụng hỗn hợp chế phẩm Bt với NPV (Dvicin – H) 0,4kg/ha. Sử dụng thuốc Padan. Trebon, Regent, Pegasus, Supracide… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì  thuốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *