Phòng trừ rầy xanh gây hại trên cây lạc

Phòng trừ rầy xanh gây hại trên cây lạc

Tên khoa học: Empoasca motti Pruthi

Họ: Cicadellidae

Bộ: Homoptera

Rầy xanh gây hại rộng khắp ở các vùng trồng lạc trong nước và nhiều nước trên thế giới.

Cả ấu trùng và trưởng thành của rầy xanh đều hút dịch từ cá gân và cuống lá, chủ yếu ở mặt dưới lá cây lạc. Rầy non hại gấp nhiều lần so với rầy trưởng thành. Triệu chứng gây hại ban đầu là các điểm trắng trên gân lá, dẫn tới tắc nghẽn các dòng vận chuyển dinh dưỡng của gân lá, sau đó các đốm lá vàng hình chữ “V” hình thành từ đầu mút lan dần hết cả lá.

Cây lạc
Cây lạc

Trong điều kiện bị hại nặng, đầu lá khô vàng. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Tỷ lệ bị hại thường cao ở giai đoạn lạc đâm tia trở đi trong vụ xuân. Hiện tượng “cháy rầy” thường thấy trên lạc thu nhiều hơn lạc xanh.

Rầy trưởng thành màu xanh sáng, dài khoảng 2,5-3mm, đùi có nhiều hàng gai nhỏ, trong suốt, Cánh trước không có mạch gân ngang. Mặt kép, con cái nhỏ hơn và xanh hơn con đực. Trứng rầy hình quả chuối tiêu, mới đẻ trong suốt, dài 0,4-0,6mm. Rầy non có 5 tuổi, khi mới nở có kích thước khoảng 1mm, màu trắng trong, đầu to, bò thẳng. Tuổi 2,3 bụng có màu xanh, bò thẳng, dài 1,5 -1,8mm. tuổi 4-5 ngực to, mầm cánh rõ bò ngang, nhảy được 1-2cm.

Xem thêm: Quản lý sâu bệnh hại trên cây cam Xoàn

Trứng được đẻ vào gân của mặt dưới lá. Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian phát dục và sự đẻ trứng của rầy xanh. Thời gian sâu non kéo dài 21 ngày ở nhiệt độ nuôi là 19oC, giảm xuống còn 8 ngày ở nhiệt độ 30oC. Vòng đời kéo dài 18-37 ngày ở nhiệt độ 19-30oC. Rầy xanh đẻ nhiều nhất ở nhiệt độ 30oC : 25 con/rầy cái, ít nhất ở nhiệt độ 19oC : 5 con/rầy cái. Rầy xanh xuất hiện vào tháng 3 ở phía Bắc. Nhiệt độ cao trên 20oC, rầy xanh phát triển mạnh.

Phòng trừ rầy xanh gây hại trên lạc
Phòng trừ rầy xanh gây hại trên cây lạc

Trong vụ xuân rầy có 2 cao điểm rõ rệt: lần một vào nửa cuối tháng 8 và lần hai vào cuối tháng 9 đầu tháng 10. Mật độ cao ở cuối vụ thu, tối đa 20 con/ cây và gây hại đáng kể. Nhiệt độ cao, mưa nhiều, phân bố đều từ tháng 5 đến cuối tháng 8 giúp cho rầy tăng quần thể và tích luỹ số lượng lớn vào cuối tháng 9 đầu tháng 10.

Xem thêm: Phòng trừ bọ trĩ gây hại trên cây lạc

Biện pháp phòng trừ rầy xanh gây hại cây lạc:

Sử dụng giống kháng là các giống lạc có nhiều lông trên lá. Bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp. Xen canh cây đậu với cây ngũ cốc như ngô, kê làm giảm rầy. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Gaucho có hiệu quả phòng trừ cao. Giai đoạn cây con, khi mật độ rầy đạt 5 con/búp cần tiến hành phun bằng các loại thuốc hoá học như Bassa 50EC, Admire 50EC, Trebon 10EC, Superkill 50EC.

One thought on “Phòng trừ rầy xanh gây hại trên cây lạc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *