Trồng điên điển để cải tạo đất

Trồng điên điển để cải tạo đất

1. Đặc tính và công dụng của cây điên điển

Điên Điển có tên khoa học là Sesbania aculata, thuộc họ đậu. Điên Điển là loài cây hoang dại, dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và cỏ dại nên có sức sống cao, sinh trưởng, phát triển mạnh nên có sức sống cao, sinh trưởng và phát triển mạnh trên nhiều loại đất, ở điều kiện sinh thái khác nhau, đặc biệt là vùng đất chua phèn, ngập nước Nam Bộ.

Cây Điên Điển thuộc loại thân bụi một năm, cao 1-3m, phân cành ít nhưng tán lá rộng, lá kép lông chim chẵn, Hoa màu vàng xếp thành chùm 5-10 hoa ở nách lá. Quả dài tới 20cm, vỏ sần sùi nhiều hạt, ra hoa tháng 6,7,8, quả già tháng 8,9. Rễ ăn sâu 60-70cm. Khối lượng 1 cây nếu mọc nơi đất tốt có thể lên tưới 20kg.

Cây điên điển
Cây điên điển

Với các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, hoa Điên Điển được coi là một loại rau đặc sản, nhất là trong những tháng mùa nước nổi hiếm rau xanh. Người ta dùng bông (hoa) Điên Điển để nấu canh chua cá lóc, làm gỏi trộn thịt gà.

Xem thêm: Trồng xen gừng tươi dưới tán cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tuy nhiên, với bà con nông dân thì tác dụng chính của cây Điên Điển là trồng để lấy thân, lá làm phân xanh cải tạo đất rất tốt vì cũng như các loại cây họ đậu khác rễ của chúng có các nốt sần chứa nhiều vi khuẩn sống cộng sinh có khả năng tổng hợp được đạm từ Nitơ khí trời cung cấp cho đất. Các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất cho thấy: sau 1 vụ trồng (4-5 tháng) mỗi ha Điên Điển có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, 100kg nitơ từ khí trời là nguồn cung cấp cho đất và cây trồng rất tốt.

Bông điên điển
Bông điên điển

2. Kỹ thuật gieo trồng điên điển dể cải tạo đất

Mỗi ha gieo khảong 40kg hạt giống. Hạt giống sau khi thu hoạch phải có thời gian ngủ nghỉ tối thiểu là một tháng mới đạt tỷ lệ nảy mầm cao, không nên gieo ngay. Cày vỡ đất, bừa qua, ngâm nước ngập luống và gieo vãi như lúa. Gieo xong, rút khô nước trong ruộng, nửa tháng sau bón khoảng 20kg phân ure/ha giúp cây sinh trưởng tốt, sau đó không cần bón thêm gì nữa.

Xem thêm: Trồng củ đậu xen canh gối vụ gia tăng hiệu quả kinh tế

. Để giúp cây thu đạm từ khí trời tốt hơn, kinh nghiệm của của nhiều người là dùng dễ cây tươi dập ra bỏ vào nước ngâm hạt với mục đích cấy vi khuẩn nốt sần cố định đạm cho cây sau nay. Ngâm hạt Điên điển trong nước nóng 48-52oC (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 20 giờ, vớt ra, ủ cho nứt nanh rồi đem gieo. Việc xử lý cây làm phân xanh để cải tạo đất tuỳ thuộc vào chất đất và mùa vụ.

Kỹ thuật trồng cây điên điển
Kỹ thuật trồng cây điên điển

Nếu là đất bạc màu, cần tăng lượng mùn hoặc mùa sau cần làm sớm, thì sau khi gieo khoảng 45 ngày tiến hành cày dập, đây là thời điểm cây cho nhiều lượng đạm nhất. Nếu là đất bạc màu, cần tăng lượng mùn thì để cho cây phát triển khảong 5 tháng để tăng sinh khối chất xanh rồi mới nên cày vùi. Cày xong, bón khoảng 500kg vôi bột/ha, giữ nước ngâm nửa tháng chờ cho cây phân huỷ rồi tháo nước, làm đất kỹ cho các loại cây trồng khác.

Xem thêm: Trồng cà chua trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *