Trồng xen gừng tươi dưới tán cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trồng xen gừng tươi dưới tán cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao

Gần đây nông dân ở một số địa phương đưa cây gừng vào trông xen cánh dưới tán các cây công nghiệp, cây ăn quả như: điều (Bù Đăng – Bình Phước), vải thiều (Lục Ngạn- Bắc Giang) tăng thêm nguồn thu nhập, cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Tổng kết các mô hình trồng xen canh cả ca cao và gừng dưới tán vườn điều của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bình phước cho biết: hộ anh Nguyễn Văn Thược ở ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước sau khi trừ hết các chi phí mỗi héc ta điều trồng xen cho thu lãi khoảng 180 triệu đồng, cao cấp 2-3 lần so với trồng độc canh cây điều như trước kia.

Trồng gừng tươi xen canh dưới tán cây ăn quả;
Trồng gừng tươi xen canh dưới tán cây ăn quả

Gần đây trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã giúp một số hộ gia đình trồng vải chuyên canh ở xã Biên Sơn xây dựng mô hình thử nghiệm đưa cây gừng trâu vào trồng xen canh dưới tán vải thiều cũng cho hiệu quả rất cao: ngoài nguồn thu từ vải vào tháng 6, mỗi sào xen gừng còn cho thu hoạch thêm từu 13 đến 15 triệu đồng.

Xem thêm: Kỹ thuật úp nụ, tuyển trái cho dưa hấu

Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn trồng được gừng xen canh đạt năng suất cao, chất lượng tốt mà lại ít bị sâu bệnh hại bà con cần làm tốt mà ít bị sâu bệnh hại bà con cần làm tốt một số khâu sau đây:

– Chọn giống:

Đây là khâu quan trọng, chọn giống gừng tàu lá già, da bóng láng, không teo không bị sâu bệnh.

– Thời vụ trồng:

Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt.

– Đất trồng:

Đất trồng cần làm tơi xốp, cây gừng rất háo nước nhưng không chịu được ngập úng nên phải lên luống rộng 60cm (trồng 1 hàng, cây cách nhau 30-40cm) hoặc trên mỗi hàng xen canh với cây ăn quả lên 1 liếp rộng 1,2m cao 20-30cm, liếp cách gốc cây ăn quả 1m, chiều dài tuỳ vị trí đất để trồng 3-4 hàng gừng (hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 30cm). Với đất đồi, có độ dốc có thể trồng xen theo các đường đồng mức để chống xói mòn đất.

Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả
Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả

– Muốn cho gừng mọc mầm đều, dùng tay bẻ tách các nhánh (không dùng dao cắt), ngâm 15 phút trong dung dịch Aliette hoặc Topsin M (pha 200g thuốc trong 50 lít nước), vớt ra để ráo nước. Một tuần sau đem ủ thúc mầm bằng cách rải một lớp tro trấy dày 10-15cm, xếp thành từng đống cao 20-30cm, phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước đủ ẩm, 10-15 ngày sau gừng mọc đều đem trồng.

Xem thêm: Kinh nghiệm trong công tác phục tráng lúa giống

– Cách trồng:

Bới hốc sâu 10cm rắc một ít thuốc Basudin để trừ mối, kiến; đặt củ giống, phủ 4-5cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới vừa đủ ẩm, sau đó phủ kín một lớp rơm rạ dày vừa giữ ẩm cho đất, vừa hạn chế cỏ mọc dại. Thường xuyên tưới đủ ẩm, không để đất kho gừng kém phát triển.

– Chăm sóc cây gừng tươi:

Lượng phân cần cho 1000m2 gồm: 50kg phân Ure + 100kg supe Lân ( bón lót); 10kg phân Kali ( bón lót 5kg). Sau trồng 1,5 tháng , pha loãng 2 muỗng phân Ure trong bình 20 lít để tưới 2-3 lần, cách nhau 4-5 ngày/ lần. Khi bụi gừng đẻ 2-3 cây con thì bón thúc 7 ngày/ lần liều lượng 5kg Ure/ 1000 m2 bằng cách rải cách gốc 10cm. Mỗi tháng xới xáo, làm cỏ 1 lần.

Chăm sóc cây gừng
Kỹ thuật chăm sóc

Vun gốc cho gừng khi bụi đẻ 4-5 nhánh, kết hợp bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ với đất bột vun vào gốc cây. Lượng phân Kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để củ to và chắc. Khi thấy củ gừng trồi lên mặt đất thì tiếp tục vun gốc phủ kín.

– Thu hoạch vào tháng 12, tháng 1 dương lịch, khi thấy lá vàng, cây rũ xuống.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *