Kinh nghiệm trong công tác phục tráng lúa giống

Kinh nghiệm trong công tác phục tráng lúa giống

Một trong những khó khăn lớn trong sản xuất lúa của nước ta hiện nay là việc cung ứng các giống lúa tốt, chất lượng cao, năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu, đất đai và sâu bệnh của từng địa phương còn hạn chế. Thực tế cho thấy hệ thống cung cấp giống lúa cho người sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt từ 20-30% nhu cầu, lượng giống còn lại từ 70-80% là do nông dân tự để giống.

Khả năng chống chịu sâu bệnh của lúa lai
Phục tráng lúa giống

Giống lúa do nông dân tự để giống tốt hay xấu phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng hộ gia đình. Vì thế, nếu không nắm vững các khâu kỹ thuật cơ bản trong chọn tạo giống sẽ vô tình tạo ra nhữung giống lúa không đảm bảo chất lượng, làm giảm khả năng chống chịu với thời tiết, sâu bệnh và năng suất lúa.

Trong nhiều năm qua, tại nhiều xã thuộc tỉnh Hoà Bình nông dân đã chủ động trong sản xuất giống lúa nhờ áp dụng tốt và nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật chọn tạo, phục tráng giống lúa cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong tỉnh. Xin giới thiệu tóm tắt cách làm để các nơi tham khảo, áp dụng.

Xem thêm: Kỹ thuật ghép cây cam đường canh sai trĩu quả chơi tết

Có 3 phương pháp chính để phục tráng lại các đặc tính tốt ban đầu của giống.

– Chọn lọc quần thể:

Có hai cách chọn lọc là chọn lọc âm và chọn lọc dương. Chọn lọc âm là khi trên ruộng lúa giống có số cây khác dạng ít thì tiến hành nhổ bỏ (khử lẫn) các cây khác dạng ở tất cả các thời kỳ mạ, sau cấy ( hoặc gieo sạ) cho tới giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, trỗ và trước khi thu hoạch. Chọn lọc dương là khi trên ruộng lúa có số cây khác dạng, thoái hoá nhiều thì không cần khử lẫn ở các gia đoạn như chọn lọc âm mà chọn thu hoạch những bông đúng giống trước để làm giống, sau đó thu hoạch toàn bộ để làm thóc thịt.

Đây là hai cách chọn đơn giản, dễ làm mà nông dân có thể tự sản xuất được giống lúa trên chính ruộng của mình. Với cách chọn âm thì chất lượng giống không cao như chọn dương nhưng số lượng thóc giống lại thu được nhiều hơn.

Phương pháp chọn lọc quần thể

– Chọn lúa giống nguyên chủng:

Phảo được tiến hành liên tiếp ba vụ, vụ đầu từ mỗi giống chọn từ 300-500 bông tốt, bông đúng giống để gieo cấy tiếp cho vụ thứ 2. Vụ thứ 2, từ mỗi bông lúa trong số 300-500 bông gieo cấy riêng từ hàng và thường xuyên theo dõi, khử lẫn cho đến trước thu hoạch. Trong suốt quá trình này nếu hàng nào có từ 1 cây trở lên khác dạng thì đánh dấu lại để sau thu hoạch làm thóc thịt chứ không lấy làm giống .

Xem thêm: Kỹ thuật úp nụ, tuyển trái cho dưa hấu

Từ các hàng không có cây khác dạng (không có đánh dấu), tiếp tục thu trước từ 300-500 bông/ hàng những bông tốt nhất, đúng giống để làm vật liệu gieo cấy tiếp vụ 3, còn lại thu làm thóc thịt. với vụ ba làm tương tự như vụ 2. Nhưng nếu phát hiện hàng nào có cây khác dạng thì đánh dấu lại để đến trước khi thu hoạch thu trước những cây này để làm thóc thịt, còn lại tất cả thu chung ta được giống thóc nguyên chủng. Với phương pháp này ta sẽ có lượng giống nguyên chủng đạt độ thuần chủng cao phục vụ cho sản xuất đại trà.

Giai đoạn lúa chín
Phương pháp chọn giống nguyên chủng

– Chọn lọc dòng thuần:

Làm như kỹ thuật trồng dòng cải tiến của cách chọn dòng phân ly.

Chú ý: Với các phương phàp này chỉ nên cấy 1 dảnh/ khóm và làm liên tục 3 vụ mới đạt yêu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *