Kỹ thuật bảo quản khoai tây bằng cát khô

Kỹ thuật bảo quản khoai tây bằng cát khô

So với việc sử dụng kho mát để bảo quản khoai tây (chủ yếu là khoai tây giống) thì bảo quản khoai tây bằng cát khô là biện pháp đơn, dễ làm, rẻ chi phí thấp, phù hợp với quý mô hộ gia đình, đạt hiệu quả rất cao: củ không bị mọc mầm, không bị teo tóp do mất nước, tỷ lệ hao hụt dưới 10% sau 5 tháng bảo quản.

1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất xử lý

Các hoá chất như: MH, VBC, CBZ, EM dùng để chống nấm, diệt trừ khuẩn được sản xuất trong nước, dễ mua (hiện có bán tại cá công ty, đại lý, cửa hàng thuốc BVTV trên phạm vi toàn quốc), giá rẻ, lượng dùng ít (để xử lý bảo quản 1 tấn khoai tây củ chỉ cần 200g CBZ, 100g NH, 3 lít chế phẩm EM, 2 khối cát).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây
Bảo quản khoai tây

2. Xử lý trước khi thu hoạch

Trước khi thu hoạch 2-3 tuần, dùng dung dịch hỗn hợp MH 0,2% và VBC 0,2% phun đều trên các luống khoai tây (pha 20g MH và 20g VBC trong bình 8-10 lít, mỗi sào Bắc Bộ phun 3-4 bình vào cuối buổi chiều). Biện pháp này nhằm làm ức chế củ khoai tây nảy mầm và tiêu diệt nấm bệnh cho củ trước khi thu hoạch và bảo quản.

Xem thêm: Khắc phục hiện tượng ngô ra bắp kẹ

3. Thu hoạch và xử lý củ trước khi bảo quản

Thu hoạch khoai vào những ngày nắng ráo, tránh để làm xây xước củ, làm sạch đất cát và vận chuyển ngay về nơi bảo quản.

Xử lý phục hồi củ: Chọn nơi thoáng mát nhưng kín gió (để tránh củ bị mất nước), nền kho khô ráo,dàn trải khoai tây thành lớp dày 30-40cm, bên trên phủ một lớp rơm khô dày 40-50cm duy trì trong 3 tuần liền để các củ khoai tây tự hồi phục các mô bi trầy xước (liền sẹo).

Thu hoạch
Bảo quản khoai tây

Xử lý chống nấm và chống củ này mầm: sau khi xử lý hồi phục thì tiến hành xử lý chống nấm và chông ức chế nảy mầm cho củ ngay. Dàn trải khoai tây thành lớp dày 10-15cm rồi pha hỗn hợp Carbendazim 0,2% và 0,2% MH phun ướt đều lên củ. Để củ tự khô khoảng 5 phát rồi dùng quạt điện thổi khô. Nếu không có mặt bằng rộng thì dùng tưới lưới nylon (khoảng 3-5 túi) đựng khoai và nhúng vào dung dịch thuốc trong 5 phút, sau đó thổi khô trước khi đưa đi bảo quản.

4. Xử lý cát

Dùng cát mịn rửa sạch, phơi thật khô sau đó phun đều dung dịch EM (loại đã được pha thành thứ cấp để phun trực tiếp vào cát khô, giữ trong 24 giờ để tiêu diệt hết các vi sinh vật có hại trong cát, hạn chế lây nhiễm củ và lây lan từ củ này sang củ khác đồng thời giúp làm sạch cát. Sau khi xử lý EM cát được phơi lại cho thật khô để đưa khoai tây vào bảo quản.

Xem thêm: Kỹ thuật xử lý ruộng bị nhiễm mặn

5. Ủ cát – bảo quản khoai tây

Khoai tây được ủ bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát nhưng kín gió. Nền nhà được lót bằng cót khô để tránh hút ẩm từ dưới đất. Cứ một lớp khoảng chừng 20cm, phủ lên một lớp cát khoảng 3-5cm cho tới khi đống ủ đạt khoảng 1,5m. Bên trên phủ 1 lớp cát khô, trên cùng phủ bằng 1 lớp bìa các tông hay nilon tối màu nhằm tránh củ khoai tây tiếp xúc với ánh sáng dễ nảy mầm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *