Đặc điểm sinh học, sinh trưởng phát triển và giá trị của cây dưa hấu

Đặc điểm sinh học, sinh trưởng phát triển và giá trị của cây dưa hấu

1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu

 Cây dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus Thunberg, tên tiếng Anh là Watermelon, thuộc họ dưa bầu bí Cucurbitaceae. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Ngày nay, dưa hấu được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, các nước vùng Địa Trung Hải,…

Quả dưa hấu
Quả dưa hấu

Ở nước ta, dưa hấu được biết đến từ thòi Hùng Vương thứ 18 và dưa hấu là loại quả không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền.

 * Thân cây dưa hấu: Dưa hấu thuộc cây hằng niên, thân thảo, mềm, có góc cạnh, dạng bò, dài từ 2 – 6m. Trên thân có nhiều lông tơ màu trắng. Thân có nhiều mắt, mỗi mắt có 1 lá, 1 chồi nách và vòi bám. Chồi nách có khả năng phát triển thành nhánh như thân chính, chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn.

* Lá dưa hấu: Có hai dạng lá là: lá mầm và lá thật. Lá mầm là lá ra đầu tiên, tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nuôi cây trong giai đoạn đầu, lá có hình oval hay hình trứng. Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn đầu. Lá mầm to, dày, phát triển cân đối sẽ hứa hẹn cây sinh trưởng mạnh, lá mầm nhỏ, mỏng, mọc không cân đối, cây sẽ sinh trưởng yếu. Lá thật là lá đơn, mọc xen có chia thùy nhiều hay ít, sâu hay nông tùy theo giống, lá đầu tiên có xẻ thùy cạn.

 * Hoa dưa hấu: Là hoa đơn tính cùng cây, màu vàng có 5 cánh dính, 5 lá đài, hoa mọc đơn từ nách lá. Hoa cái có bầu noãn hạ, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy có xẻ 3 thùy. Hoa đực có 3 – 5 tiểu nhị, chỉ nhị ngắn. Hoa dưa hấu thụ phấn nhờ côn trùng. Trên cây dưa hấu hoa đực nhiều hơn hoa cái, cứ 6 – 7 hoa đực thì có 1 hoa cái, hoa đực thường nở trước hoa cái.

* Quả dưa hấu: Có nhiều hình dạng từ hình cầu, hình trứng đến hình bầu dục, lúc còn nhỏ có nhiều lông tơ, sau lớn lên lông tơ mất dần đến khi quả chín thì hết. Khi quả chín, vỏ quả cứng, trên vỏ quả có đóng phấn trắng, các đường gân trên vỏ nổi rõ, vỏ láng, vỏ quả có nhiều màu từ xanh đậm đến đen sang xanh nhạt, vàng, có sọc hoặc có hoa văn. Ruột có nhiều màu như màu đỏ, hồng, vàng nhạt, vàng nghệ.

 Quả dưa hấu thông thường có những dạng như sau;

– Dạng sugar baby: Dạng quả từ hình tròn đến dạng hình oval dài, oval ngắn. Trong nhiều năm qua giống Sugar baby được trồng rất phổ biến, nhất là vào dịp Tết.

– Dạng Crimson sweet: Dạng quả hình cầu, tròn, oval dài, oval ngắn, khối lượng trung bình từ 2 – 8kg. Vỏ quả nền xanh nhạt, mờ, sọc xanh đậm chạy dọc thân quả đường nét không rõ, ruột đỏ, thòi gian sinh trưởng 55 – 75 ngày.

– Dạng châu Á: Dạng quả hình tròn, oval ngắn, hình cầu, khối lượng trung bình từ 3 – 8kg. vỏ quả có có nền xanh nhạt, bóng có sọc xanh đậm, đường nét rõ chạy dọc thân quả, ruột đỏ, thòi gian sinh trưởng 55 – 75 ngày.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Xoàn đạt hiệu quả kinh tế cao

 – Dạng Charleston graỵ: Dạng quả hình cầu, tròn, oval dài, khối lượng trung bình từ 2 – 9kg. vỏ quả màu xanh nhạt, không có sọc, ruột đỏ, thòi gian sinh trưởng 70 – 85 ngày.

 – Dưa bấu ruột vàng: Dạng quả tròn, hình cầu. vỏ màu xanh đen, có loại vỏ màu xanh nhạt có sọc màu xanh đậm, một màu vàng chanh hoặc màu vàng nghệ, khối lượng quả từ 5 – 6kg, thời gian sinh trưỏng 70 – 75 ngày.

– Dưa bấu không hạt: Vào những năm 50 của thế kỷ XX, người Nhật đã tạo ra giống dưa không hạt. Thời gian gần đây, loại dưa hấu không hạt có mức tiêu thụ lớn trên thị trường Việt Nam.

– Dưa bấu non (dưa bấu tí bon):

Ngày nay, người ta lai tạo ra giống dưa hấu trồng để ăn quả non, dùng như một loại rau, cây dưa cho bò lên giàn để dễ thu hoạch.

* Hạt dưa hấu: Có nhiều màu như màu đen, nâu, xám, đỏ nâu. Trên vỏ hạt đôi khi có chấm đen hoặc có vân. Trong quả dưa chứa 200 – 900 hạt.

* Rễ dưa hấu: Rễ dưa hấu phát triển rất mạnh, rễ chính có thể ăn sâu từ 50 – 120cm, rễ phụ ăn lan rộng trên lớp đất mặt cách gốc 60 – 80cm. Nhờ bộ rễ phát triển mạnh nên cây dưa hấu chịu hạn tốt, rễ không có khả năng phục hồi do đó khi chăm sóc tránh làm đứt rễ.

2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu

* Giai đoạn nảy mầm

Được tính từ khi hạt dưa hút nước đến khi hạt mọc mầm, thời gian này mất 72 giờ. Tức là sau khi ngâm hạt giống trong nước từ 3 – 4 giờ, sau đó ủ hạt giống ở nhiệt độ 28 – 30°C cho đến khi hạt nứt nanh nảy mầm, ở giai đoạn này gặp nhiệt độ dưới 18 °C hạt sẽ không mọc mầm.

* Giai đoạn cây con

Cây sinh trưởng chậm, trong 15 ngày đầu cây ra lá thật chưa chẻ thùy. Nhiệt độ thích hợp cho cây con phát triển ở giai đoạn này là 20 – 28°C, ở giai đoạn này nếu trời lạnh, cây sinh trưởng kém có thể dẫn đến chết.

* Giai đoạn sinh trưởng thân lá

Sau khi hạt mọc mầm đến tuần thứ 3, cây bắt đầu ngả ngọn bò, nách lá xuất hiện tua cuốn, cây ra lá nhanh, sinh trưởng mạnh, chồi nách củng bắt đầu mọc ra. ở giai đoạn này cây cần cung cấp đủ nước để phát triển thân lá. Thời tiết ấm thích hợp cho cây dưa phát triển ở giai đoạn này.

Giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu
Giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu

 * Giai đoạn ra hoa

Khi dưa có 15 – 16 lá, hoa đực và hoa cái xuất hiện trên dây chính và dây nhánh, ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, hoa đực ra trước, hoa cái ra sau. Những hoa ban đầu thường nhỏ, hoa đực nhỏ ít phấn, hoa cái có bầu noãn (nụ) nhỏ nên cần loại bỏ đợt hoa này. Khi cây đạt 16 – 18 lá, cây cho hoa cái to, bầu noãn (nụ) tròn, cuống dài, dễ thụ tinh, nụ có khả năng phát triển thành quả lớn. Ở hoa cái thì kích thước của vòi trứng quyết định sự đậu quả, vòi trứng có kích thước lớn thì hạt phấn đi vào bầu nhụy dễ và hoa dễ đậu quả. Ngược lại, kích thước vòi trứng nhỏ, hạt phấn đi vào bầu nhụy khó, hoa khó thụ phấn nên không đậu quả. Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây ra hoa rộ, thòi gian ra hoa kéo dài khoảng 30 ngày nhưng cần tập trung thụ phấn bổ sung (úp nụ) trong vòng 5 – 7 ngày. Giai đoạn cây ra hoa, hoa đực ra trước, sau đó hoa cái ra sau.

Xem thêm: Phòng trừ một số loại sâu hại trên cây măng cụt

 * Giai đoạn hình thành quả dưa hấu

Sau khi hoa cái thụ phấn xong, quả phát triển nhanh trong 15 ngày đầu, lúc này sự phát triển của thân lá giảm dần. Ở giai đoạn này, cây cần cung cấp đủ nước, dinh dưỡng. Thời tiết ôn hòa, ấm áp ở giai đoạn này giúp quả phát triển tốt. Sau khi hoa cái thụ phấn, 15 ngày đầu, quả phát triển nhanh.

* Giai đoạn quả chín

Từ khi hoa cái thụ phấn đến khi quả chín mất khoảng thời gian từ 30 – 35 ngày tùy theo giống, ở giai đoạn này, quả lớn chậm, có sự biến đổi mạnh ở trong quả dưa về sinh hóa như hình thành sắc tố thịt quả, tích lũy đường đến khi quả chín ngọt. Giai đoạn này cần giảm lượng nước tưới để quả tích lũy đường tốt hơn, giảm lượng phân đạm, chú ý phân kali giúp quả tích lũy đường và cải thiện phẩm chất quả.

3. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của quả dưa hấu

 * Giá trị dinh dưỡng

Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao, có lọi cho sức khỏe con người. Trong quả dưa hấu chứa 90% nước, Protein, Lipit, Carbonhydrat, Caroten, đường, các chất khoáng như Calcium, Phospho, sắt, các vitamin như Thiamin (B1), RiboAavin (B2), Niaxin (B3), Acide ascorbic (C),…

Trong quả dưa chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Chất Lycopen trong quả dưa là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các bệnh về tim mạch, giảm khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Chất Citrulline trong quả dưa vào cơ thể người chuyển hóa thành Arginine là acide amin có lợi cho tim mạch, tuần hoàn và miễn dịch. Chất Arginine còn làm tăng hoạt tính Nitrit oxit giúp thư giãn mạch máu mà không có tác dụng phụ nào, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong quả dưa hấu còn chứa nhiều kali và enzim super oxide dismutase có khả năng chống oxy hóa, giúp tế bào cơ thể phát triển tốt hơn và con ngưòi ít bị stress hơn.

Giá trị dinh dưỡng kinh tế của cây dưa hấu
Giá trị dinh dưỡng kinh tế của cây dưa hấu

 Mới đây, một phát hiện mới của GS. Bhimu Patil thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Texas, Hoa Kỳ, chất Arginine làm tăng hoạt tính Nitrit oxit làm thư giãn mạch máu giống như tác dụng của Viagra dùng cho nam giới. Theo Đông y, dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, có công dụng giải khát, giải say nắng, có chức năng thanh nhiệt tá hỏa, giải say rượu, lợi tiểu, cầm lị ra máu, dưa hấu tươi nghiền nát thoa nhiều lần trong ngày trị vết nẻ môi và những nốt mẩn đỏ ở da, đắp những lát mỏng dưa hấu lên mặt để trong nhiều giờ làm da dẻ mịn màng, căng mọng, không bị rộp trong mùa hè,…

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trong vỏ dưa chứa nhiều vitamin ankaloit có tác dụng giải nhiệt hết say nắng, còn ngăn chặn không cho cholesterol tích đọng ở thành mạch máu, có tác dụng chống xơ vữa động mạch. Phần xanh của vỏ dưa hấu, gọi là áo thủy của dưa hấu có thể chữa các chứng thử nhiệt, phiền khát, phù nề, tiểu tiện kém và miệng lưỡi viêm nhiệt.

Hạt dưa hấu có chứa dầu béo Xiturlin có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, dứt khát, trợ giúp cho tiêu hóa, dùng để hạ huyết áp, làm giảm triệu chửng viêm bàng quang cấp, giảm đau, cầm máu, chữa bí tiểu ở người lớn tuổi.

Tuy nhiên vói người bị tiểu đường, suy thận, rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều sẽ làm bệnh nặng thêm.

 * Giá trị kinh tế của dưa hấu

Dưa hấu là cây đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao và ổn định cho bà con.

Trồng dưa hấu không quá khó, chi phí đầu tư thấp. Dưa hấu là loại cây có thể trồng được quanh năm, cây phát triển được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất cát pha, không nhiễm phèn, mặn, dễ thoát nước. Là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 60 ngày), thu hoạch gọn, cho thu nhập cao. Vụ xuân, thòi tiết thuận lợi hơn có thể đạt 26.389kg/ha, vụ mùa thời tiết lạnh, năng suất thấp hơn, đạt khoảng 22.222 kg/ha. Hiệu quả kinh tế sau khi trừ chi phí trung bình đạt cao gấp 3 – 5 lần so với trồng lúa.

 Nhu cầu thị trường đối vói loại cây này luôn cao, đặc biệt là vào mùa hè và dịp Tết.

Hiện nay, mô hình trồng dưa hấu đang là mô hình đưọc phát triển mạnh, được nhà nước quan tâm và chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất, nhằm nâng cao năng suất cây trồng và đem lại lợi nhuận cao cho người dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *