Nội dung bài viết
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi không hạt (Psidium guajava L.) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giống ổi không hạt (Psidium guajava L.) có nguồn gốc từ Thái Lan là giống ổi thích nghi tốt với điều kiên khí hậu nước ta cây sinh trưởng mạnh, vỏ quả láng bóng xanh nhạt, trọng lượng và chất lượng quả đạt tốt ( năng xuất cao năm 1: 10-12kg, năm 2: 20-25kg và năm 3: 35-40kg/cây/năm), thơm ngon vượt trội bởi đặc tính không có hạt (tỉ lệ thịt quả cao >90%) nên rất được thị trường ưa chuộng. Vì vậy giống ổi không hạt là một giống cây trồng có tiềm năng phát triển kinh tế.
1. Yêu cầu về mặt sinh thái của giống ổi không hạt
– Cây ổi không hạt phát triển tốt trong khí hậu kiện khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới thích hợp với nhiệt độ trung bình năm từ 25-290C. Là loại cây chịu ẩm và chịu hạn tốt, lượng mưa phù hợp từ 1000 – 1200mm. Trồng nơi nhiều ánh sáng.
– Cây ổi không hạt có thể trồng cả trên chân đất hơi chua hoặc hơi kiềm (pH thích hợp trong khoảng 4.5-8). Tuy nhiên để cây phát triển tốt nên chọn canh tác trên đất có độ phì cao, cơ cấu nhẹ pha cát, thoát nước tốt tránh nhập úng, tầng canh tác>0.5m.
2. Kỹ thuật nhân giống ổi không hạt
– Chọn cây mẹ chuẩn giống chưa qua lai tạp, năng suất và chất lượng quả tốt, sạch bệnh. Nên sử dụng cách bện pháp nhân giống vô tính để đảm bảo giữ nguyên được đặc tính của giống: chiết cành, giâm cành, giâm rễ, nhân nhanh chồi invtro,…
– Biện pháp sử dụng phổ biến nhất là chiết cành, thời điểm thích hợp nhất để chiết cành ổi là vào mùa xuân khi bắt đầu có mưa, trồng ổi dày trên mặt liếp với khoảng cách từ 0.5-1m.
Cách thức tiến hành: cành bánh tẻ phát triển tốt dài khoảng 50cm, đường kính đạt 0.5cm dùng dao chuyên dùng trên cành khoanh tròn hai đầu cách nhau 1cm lột sạch vỏ để 1-2 ngày cho khô vết cắt rồi dùng vật liệu để bó bầu lại kích thước dài 5-7cm rộng 3-4cm: xơ dừa/ rễ bèo tây+ phan chuồng hoai mục ( tỉ lệ bằng nhau, thêm thuốc kích rễ), tưới đủ ẩm thường xuyên.
Sau khi bầu ra rễ chuyển từ rễ trắng thành nâu thì có thể cắt bầu, để trong mát tưới nước chờ bầu ra thêm rễ có thể đem trồng ( Cắt bớt lá trước khi trồng để giảm mất nước cho cây), sau trồng 8 tháng cây có thể cho quả.
3. Kỹ thuật trồng cây ổi không hạt
– Thời vụ trồng cây ổi không hạt: nếu chủ động được nước tươi tiêu thì có thể trồng vào bất kì mùa nào trong năm, tuy nhiên tránh thời điểm quá nắng nóng; nếu không chủ động được nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa, thời tiết mát mẻ.
– Khoảng cách trồng giống ổi không hạt: Nếu trồng chuyên canh ổi thì thời kì đầu khi cây còn chưa phát triển rộng trồng với mật độ 2x2m, sau khi cây phát triển rộng tán tỉa bớt để lại mật độ 4x4m để tối ưu hiệu quả về kinh tế. Nếu trồng xen với cây lâu năm: bưởi, cam, chôm chôm, … thì tùy thuộc vào khoảng cách của câu trồng chính và thời gian trồng xen.
– Kỹ thuật trồng cây ổi không hạt: Trước thời điểm trồng ít nhất 15 ngày ta tiến hành chuẩn bị mô, hố trồng: đối với chân đất thấp vun mô cao 20-30cm, rộng 40-60cm và bón lót phân hữu cơ, vôi hay và lân. Chân đất cao thì không cần vun mô mà trực tiếp đào hố 0.4×0.4×0.4m và bón lót. Khi trồng rạch bầu, tránh làm vỡ bầu, đạt cây thẳng đứng giữa hố trồng và lấp đất.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây ổi không hạt
– Tưới tiêu nước: Cây cần được cung cấp nước đầy đủ và thường xuyên đặc biệt trong mùa nắng để tránh khô hạn, thời kỳ cây cho quả cũng cần tưới 2-3 ngày/lần: tưới vừa đủ ướt cây, nếu tưới quá nhiều sẽ rụng trái non. Đất thấp tận dụng nước lớn để tưới tràn. Che phủ gốc bằng rơm rạ.
– Làm sạch cỏ, hoặc để cỏ ở một mức độ phù hợp tùy vào mục đích của vườn trồng, có thể tận dụng cỏ để phủ gốc ổi.
– Kỹ thuật tỉa cành và xử lý ra hoa ổi:
+ Tỉa cành: Tùy vào tình hình thực tế, tuổi cây, mùa vụ để quyết định tỉa cành hay đốn đau.
Đối với các cây khoảng 4 – 6 tháng tuổi cắt ngắn bớt cành mọc xà để chừa lại 3-4 cặp lá, nếu cây đang ra hoa thì một cặp phía trên hoa vít cành vượt xuống thấp (tạo dạng tán hình cầu hay hình nấm để cây nhận được nhiều ánh sáng).
Đối với cây 08 đến 12 tháng tuổi sau khi thu hoạch lứa quả đầu tiên, cắt tỉa loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khô cành nhỏ gầy còi, cắt ngọn ở độ cao 1m để cây ra cành mới mập đều và chiều cao cây thấp và thông thoáng thuận tiện để chăm sóc và thu hoạch quả (Chiều cao phù hợp đối với cây 3 – 4 năm tuổi khoảng 1,5m; đối với cây 5 – 6 năm tuổi khoảng 1,6 – 1,7m và đối với cây 7 – 8 năm tuổi là khoảng 2m).
+ Xử lý ra hoa ổi: Cây ổi ra hoa nhiều thời kì trong năm nhưng cần xử lí ra hoa để cây ra hoa đậu quả tập trung, thuận lợi cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại. Hơn nữa xử lí ra hoa để cây đạt năng xuất chất lượng cao và đúng thời điểm giá trị thương phẩm cao để tăng hiệu quả kinh.
Phương pháp bấm đọt xử lý ra hoa ổi: Nếu cành ổi thời điểm xử lí chưa có hoa thì bấm đọt để chừa lại ba cặp lá kép và bón thúc.
Đối với cành ổi đã ra 1 cặp nụ hoa và cây có nhiều cành mang quả: thì dùng kéo bấm bỏ đọt từ phía trên cặp hoa đó một cặp lá, bón thúc để có thể ra thêm một cặp nụ mới.
Nếu cành ổi đã có đủ 2 cặp nụ và cây có nhiều cành chưa ra quả thì cắt đọt trên cặp nụ 2, không chừa cặp lá nào để cành ổi đó không ra hoa tiếp và dồn dinh dưỡng để nuôi quả. Việc bấm đọt cần được thực hiện thường xuyên 1-2 tuần/lần.
– Kỹ thuật bón phân cho cây ổi không hạt: Cây ổi phát triển nhanh, ra hoa nuôi quả liên tục nên cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên để cây không bị còi cọc, sản lượng và chất lượng quả được đảm bảo..
+ Đối với cây chưa cho quả: sử dụng phân NPK 16-16-8 liều lượng 50-200g/gốc/lần bón 1 tháng bón 1-2 lần. Thúc thêm đạm và lân sau lần tạo tán. Bón thêm vôi đối với đất chua để cân bằn pH đất.
+ Đối với cây đang cho quả: Sử dụng NPK (20-20-15, 16-16-8, 12-12-17-2+ TE, 15-15-15). Bón thêm phân đạm và lân sau khi tỉa cành bấm ngọn giúp tăng ra đọt, đọt mập, ra rễ nhiều và hoa to. Tuy nhiên nếu bón dư dinh dưỡng đặc biệt là đạm khiến cây phát triển quá mức cành lá, chậm ra hoa, thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh. Trước thời điểm thu hoạch khoảng 20 ngày bổ sung thêm phân Kali Sulphate để tăng phẩm chất quả. Lượng phân bón: Khoảng 200-500 g/cây/lần bón.
Có thể bạn chưa biết:
Vào mùa mưa thì bón vòng quanh cách gốc 30-50cm tùy them tán cây, lấp đất. Mùa nắng thì nên hòa ra tưới hoặc khi bón phải tưới đủ nước, che tủ tránh thất thoát phân. Hàng năm sau khi thu hoạch quả nên bón thêm phân hữu cơ hoai mục hay hữu cơ vi sinh 5-10kg/cây (phân chuồng hoai hay vi sinh ủ nấm tricoderma. Đồng thời cũng để đảm bảo phẩm chất và chất lượng quả cần quan tâm tới việc bổ sung các yếu tố vi lượng cho cây:Mg, Fe, Bo,…
– Bao quả ổi: Công tác bao quả ổi sẽ hạn chế được sâu bệnh hại quả, vỏ quả láng đẹp, không bị rám nắng, thuận tiện khi vận chuyển. Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, tỉa bỏ quả dị dạng, bị sâu bệnh gây hại trước khi bao quả 2-3 ngày. Tiến hành bao quả khi quả có đường kính khoảng 2,5-3 cm bằng nilon trắng và lưới xốp trắng.