Biện pháp chăm sóc hạn chế rụng trái sầu riêng

Biện pháp chăm sóc hạn chế rụng trái sầu riêng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ở giai đoạn còn non cây sầu riêng rụng trái nhiều: Bệnh hại, mưa nhiều làm dư thừa nước, cây đậu nhiều trái quá dẫn đến dinh dưỡng không đủ để nuôi trái,…Để đảm bảo năng suất và chất lượng trái sầu riêng thì sau khi vườn cây đã đậu trái non cần áp dụng các biện pháp chăm sóc để hạn chế hiện tượng rụng trái non và nuôi trái nhanh lớn.

biện pháp hạn chế rụng trái sầu riêng non
biện pháp hạn chế rụng trái sầu riêng non

– Hạn chế sầu riêng bị rụng trái non

 Sau khi cây đậu quả đối với những cây không sung sức thì tiến hành bón phân gốc sớm, liều lượng bón 0,5 kg NPK loại 15-15-15 bón cho 1 gốc. Cùng với đó là phun phân bón lá chuyên dùng cho sầu riêng. Bổ sung thêm Ca và B để giúp cuống giai hơn hạn chế rụng trái. Nếu gặp mưa nhiều cần có biện pháp tiêu thoát nước kịp thời.

Xem thêm: Phòng trừ một số loại sâu hại trên cây măng cụt

Bên cạnh đó, trái non bị rụng có thể là do cây nhú đọt non sau khi xả nhụy, đọt non và trái non phát triển cùng giai đoạn sẽ gây ra cạnh tranh dinh dưỡng khiến trái non bị rụng nhiều, nếu đọt non nhú khi trái đang lớn thì trái sẽ bị sượng. Cần có kỹ thuật phù hợp để điều chỉnh đọt non cùng lúc với hoa để đảm bảo cho cây có đủ bộ lá trong thời gian nuôi trái và tránh hiện tượng quả non bị rụng hai bị sượng. Trường hợp nhú đọt non ở giai đoạn nuôi trái thì cần khống chế đọt non bằng cách bổ sung phân bón lá có nhiều Kali để thúc đẩy quá trình trưởng thành của đọt tránh cạnh tranh dinh dưỡng với trái.

– Biện pháp nuôi dưỡng trái sầu riêng

Để trái sầu riêng nhanh lớn, đạt năng xuất và chất lượng cao cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối trong suốt quá trình nuôi quả. Lưu ý: Không sử dụng phân bón lá chứa Clo sẽ dẫn tới trái sầu riêng bị sượng. 

biện pháp hạn chế rụng trái sầu riêng non
chăm sóc rụng trái sầu riêng

– Liều lượng bón cho mỗi gốc sầu riêng ở các thời điểm

– Thời điểm trái có kích thước như trái trứng vịt bón 1 kg Urê + 0,5 kg Kali sunphate hoặc bón 1,5 kg NPK 15-15-15 (không chứa Clo). 

Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao

– Thời điểm trái có kích thước bằng cái bát bón tiếp lần 2, thowfif điểm này trái cần bón lượng phân lớn hơn vì trái đang phát triển rất nhanh, tiến hành bón 1 kg Urê + 1 kg Kali sunphate hoặc 1,5 kg NPK 15-15-15 (không chứa Clo) + 0,5 kg kali sunphate. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *