Nội dung bài viết
Phòng và điều trị bệnh chướng bụng đầy hơi ở dê
1. Nguyên nhân bệnh chướng bụng đầy hơi
Chướng hơi do thức ăn: Trong khẩu phần ăn có thức ăn bất thường như thức ăn họ Đậu, củ quả dễ dinh hơi trong dạ dày cỏ, khí trong dạ dày cỏ không thoát ra ngoài được tạo thành bọt trong dịch của dạ dày cỏ, làm dạ dày cỏ ngày càng căng phồng và có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.
Chướng hơi thứ cấp: xuất hiện khi mà hơi không thoát ra được do các bệnh khác như tắc thực quản, viêm dạ dày ruột, táo bón hoặc một số trường hợp khác.
Xem thêm: Biện pháp phòng, điều trị bệnh viêm phổi và bệnh tiêu chảy ở dê
2. Triệu chứng bệnh chướng bụng đầy hơi
Chướng hơi do thức ăn: có thể xảy ra trong vòng vài giờ ăn các loại thức ăn không hợp lý. Trong giai đoạn đầu của bệnh, con vật mệt mỏi, khó chịu và bỏ ăn. Dấu hiệu điển hình nhất là bụng căng phồng, đặc biệt là căng ở bên trái. Nếu gõ vào khu vực đó thì có tiếng kêu như trống. Sau khi đầy bụng một thời gian con vật khó chịu hơn, đứng xoạng chân, loạng choạng, chảy dãi, đái nhiều lần và đi tập tễnh, chuyển động vòng tròn. Nếu không can thiệp kịp thời con vật sẽ bị hôn mê, kiệt sức, tắc thở và chết trong vòng 1 giờ.
Trong trường hợp chướng hơi thứ cấp: các dấu hiệu lâm sàng cũng giống như trên. Chảy dãi nhiều hơn nếu bị tắc nghẽn ở cổ hoàn toàn, nước dãi không thể chảy vào dạ dày cỏ được nữa. Nếu tắc nghẽn không hoàn toàn thì hơi có thể thoát ra được. Chướng bụng trong trường hợp này sẽ nhẹ hơn, ít nguy hiểm hơn.
3. Điều trị bệnh chướng bụng đầy hơi ở dê
Can thiệp kịp thời là rất cần thiết.
Chướng hơi thứ cấp: được can thiệp bằng ống thông dạ dày, hoặc tháo bỏ dị vật ra khỏi cuống họng.
Chướng hơi do thức ăn: Trước hết cho dê đứng nơi thoáng mát, đầu cao hơn mông. Đồng thời phải chống sự tạo khí và thoát khí ra khỏi dạ dày cỏ bằng cách chà xát vùng dạ dày cỏ nhiều lần. Lấy tay hay dùng đoạn tre nhỏ ngoáy vào cuống họng kích thích phản xạ ợ hơi và cho dê uống 300-500ml dầu ăn hoặc 150-200ml rượu hay giấm, rượu tỏi. cho dê hoạt động sau khi uống dầu sẽ làm giảm sự tạo bọt và tăng cường thoát hơi.
Xem thêm: Kỹ thuật cho ếch đẻ trái mùa cho hiệu quả kinh tế cao
Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa vùng dạ dày cỏ, chống tạo bọt. Ống thông dạ dày cỏ nên được sử dụng để thoát hơi và chống sự tạo bọt.
Chỉ nên dùng kim chọc dạ dày cỏ khi cấp cứu ở giai đoạn cuối cùng của chướng hơi cấp. Tuy nhiên phương pháp này dễ làm viêm phúc mạc, cho nên cần tiêm kháng sinh 3-5 ngày sau khi chọc thoát hơi dạ dày cỏ.