Biện pháp phòng, điều trị bệnh viêm phổi và bệnh tiêu chảy ở dê

Biện pháp phòng, điều trị bệnh viêm phổi và bệnh tiêu chảy ở dê

1. Phòng và điều trị bệnh viêm phổi ở dê

1.3. Nguyên nhân

bị nhiễm lạnh (gió lùa, dính mưa hay chuồng trại ẩm ướt, mất vệ sinh), nuôi nhốt dê quá chật chội.

1.2. Triệu chứng bệnh viêm phổi

Bệnh thường ở dạng cấp tính, thời gian nung bệnh từ 1-2 ngày hoặc lâu hơn. Dê bệnh biểu hiện sốt cao, ho, khó thở, đau, đầu cúi xuống, có thể chảy nước mũi, chảy dãi; dê kém ăn hay nằm một chỗ, mệt mỏi, ủ rũ. Nếu nặng và không được điều trị kịp thời dê dễ bị chết hoặc chuyển sáng dạng mạn tính, dê gầy còm, ốm yếu, rất khó hồi phục.

Kỹ thuật chăn nuôi dê
Điều trị bệnh viêm phổ ở dê

1.3. Điều trị và phòng bệnh viêm phổi

– Phải đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa hắt, gió lùa vào chuồng dê.

Xem thêm: Khắc phục hiện tượng tôm càng xanh không lột vỏ

– Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của dê, đặc biệt khi vận chuyển, khi dê chửa đẻ, hoặc những thời kỳ thời kỳ thời tiết thay đổi đột ngột hay chuyển mùa.

– Dê ốm cần được điều trị sớm bằng kháng sinh như: Tylosin (11mg/kg), Genta- Tylo (15mg/kg), Norfloxaxin (12 mg/kg) hoặc Streptomycin (30mg/kg). Kết hợp với các thuốc trợ sức như vitamin B1, Vitamin C.

Kỹ thuật chăm sóc cho dê
Phòng bệnh viêm phổi cho dê

2. Phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở dê

2.1. Nguyên nhân

Bệnh thường xảy ra ở dê con. Tỷ lệ mắc bệnh ở đàn dê thường cao trong những trường hợp sau:

– Nuôi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém. Bệnh còn tăng lên vào những ngày nóng bức, quá lạnh hoặc mưa nhiều, độ ẩm cao.

– Thức ăn bị nhiễm bẩn, ẩm ướt hay thức ăn tinh, thô, kém chất lượng (bị ẩm mốc), hoặc do thay đổi thức ăn và chế độ ăn đột ngột.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm

2.2. Triệu chứng

Dạng nhẹ: thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến loãng, tăng nhu động ruột.

Dê
Phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở dê

Dạng nặng: Cơ thể mất nước, dê mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, mồm khô, hay nằm, hậu môn dính bết phân. Phân có mùi hôi thối. Nếu bị năng: dê không đứng vững được, gầy sút nhanh, mắt hõm sâu, da, tai lạnh, mắt nhợt nhạt, bỏ ăn, có thể dẫn đến chết do mất nước.

2.3. Điều trị

a) Hộ lý

– Cho dê vào nơi ấm, khô ráo, cọ rửa sát trùng sàn chuồng dê ốm, cho dê uống dung dịch chống mất nước, chống mất chất điện giải, chống thiếu đường và axit (như Oresol hay gói điện giải Electrolyte từ 300-1500 ml/ngày). Không cho ăn thức ăn chứa nhiều nước, loại bỏ thức ăn kém phẩm chất.

b) Dùng thuốc điều trị

– Trường hợp quá nặng, dê yếu thì phải truyền tĩnh mạch dung dịch chống mất nước (Ringerlactat).

– Dùng các loại lá chát như lá ổi, lá sim, lá chè xanh cho ăn hoặc giã lấy nước cho uống.

– Dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn bội nhiễm: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Genta – Tylan, Norfloxaccin, Colistrin, Gentamycin, Enrofloxacin tiêm bắp với liều 5-7ml/con.

Dùng thuốc trợ tim và vitamin B, C.

Xem thêm: Để mô hình nuôi cáy trong ruộng lúa đạt hiệu quả kinh tế cao

2.4. Phòng bệnh

– Cách ly ngay những dê mắc bệnh. chuyển dê ra khỏi chuồng ô nhiễm để vệ sinh sát trùng. Chuồng trại hằng ngày phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khô ráo, thông thoáng. Đối với dê sơ sinh cần phải uống sữa đầu càng sớm càng tốt.

– Thức ăn nước uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thức ăn không bị ôi thiu, lên men mốc. Không thay đổi thức ăn cho dê đột ngột. Những dê mới chuyển từ vùng khác nên nhốt riêng ở chuồng trại ít nhất từ 3-4 tuần, lấy các loại thức ăn xanh để cho ăn, khi dê đã quen, lúc đó có thể thả ra đồi cùng đàn được.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *