Phòng và điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

Phòng và điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

1. Nguyên nhân

Bệnh viêm ruột hoại tử gây ra bởi vi khuẩn Clostridium perfrigens chủng D. Đây là một bệnh đặc trưng ở đường tiêu hoá của loài nhai lại. Hầu hết các đợt bệnh dịch này đều xảy ra trên đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi có sự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng.

2. Triệu chứng lâm sàng

Có 3 dạng viêm ruột hoại tử ( quá cấp tính, cấp tính và mãn tính).

Bệnh viêm ruột hoại tử ở dê
Bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

Dạng quá cấp tính: Bệnh thường xảy ra nhiều ở dê hậu bị, ít xảy ra ở dê trưởng thành. Dê con lớn nhanh, khoẻ mạnh cũng thường hay mắc bệnh này. Dê kém ăn đột ngột, buồn rầu, đau bụng, kêu thét, phân lỏng lẫn bọt khí, lẫn máu và có chất nhầy, sốt cao 40-41oC. Dê chết trong vòng 24 giờ. Sau khi thấy một hay nhiều dê chết với các triêu chứng trên, cần nghĩ tới bệnh viêm ruột hoại tử quá cấp.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm

Dạng cấp tính: Thường xảy ra ở dê trưởng thành, dê bị đau bụng, có thể không kêu thét hoặc kêu thét nhỏ hơn. Phân lúc đầu có thể sền sệt hoặc nhão, nhưng sau đó phân lỏng như nước, có mùi hôi thối. Triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài trong 3-4 ngày. Trình trạng mất nước và độ dự trữ kiềm giảm. Bệnh có thể phục hồi nhanh, nếu được điều trị kịp thời.

Dạng mãn tính: Bệnh xuất hiện theo giai đoạn, có thể định kỳ vài tuần lặp lại. Dê buồn bã, giảm tiết sữa, kém ăn. Dê giảm khối lượng cùng với ỉa chảy gián đoạn. Trên thực tế khó xác định được bệnh này.

3. Điều trị

3.1. Hộ lý

– Tách dê bệnh ra khỏi đàn và tẩy uế chuồng trại

Kỹ thuật chăn nuôi dê
Điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

– Cho uống dung dịch chất điện giải.

3.2. Dùng thuốc điều trị

– Trong trường hợp dạng bệnh quá cấp và cấp tính cần tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch cung cấp chất điện giải bicacbonate để chống mất nước và giảm axit huyết.

– Nếu có điều kiện thì điều trị bằng antitoxin ( kháng độc tố) tuy nhiên giá thành rất đắt.

Xem thêm: Khắc phục hiện tượng tôm càng xanh không lột vỏ

– Điều trị bằng kháng sinh có tác dụng tốt: tiêm bắp một trong các loại thuốc Steptomycin, Penicillin, Ampicilin, Trimethoprim, Sulfonamide cũng có tác dụng.

– Thuốc Sulfonamide cũng có thể sử dụng cho uống được. Nhưng trước khi cho uống cần phải cho uống 50ml dung dịch CuSO4 (1 thìa ăn CuSO4 pha với 1 lít nước).

– Để hạn chế tác hại thần kinh và giảm bài tiết độc tố đường ruột, có thể sử dụng cho uống các loại than hoạt tính, Magiesium sulfat, magiesium hydroxide, cafein và bột cao lanh để đẩy nhanh các chất độc ra ngoài và hạn chế những tác động có hại do độc tố vi khuẩn gây ra.

Kỹ thuật chăm sóc cho dê
Phòng trị bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

4. Phòng bệnh viêm ruột hoại tử

– Dùng Vắc xin giải độc tố  6 tháng một lần có khả năng hạn chế được sự phát bệnh trong đàn.

Xem thêm: Biện pháp phòng, điều trị bệnh viêm phổi và bệnh tiêu chảy ở dê

– Không thay đổi thức ăn đột ngột trong đàn. Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh mà ít thức ăn thô trong khẩu phần. Không cho ăn đột xuất các loại ngũ cốc và thức ăn dự trữ khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *