Phòng trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò, dê, lợn

Phòng trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò, dê, lợn…

1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh, rất rộng của các loài động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, heo , dê, cừu… Và đặc biệt người cũng có thể mắc nhưng thường nhẹ. Là đại dịch, được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp hạng nguy hiểm số 1, gây thiệt hại lớn cho sản xuất chăn nuôi và kinh tế quốc dân. Vì vậy phòng và trị bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò.

1.2. Nhận biết mầm bệnh 

Do virus lở mồm, long móng gây ra. Virus có sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh, trong đất ẩm có thể sống hàng năm. Dưới anh nắng mặt trời hàng ngày mới chết. Nhiệt độ trên 70oC virus chết. Các thuốc sát trùng mạnh (NaOH 1%; Formon 2%…) diệt virus trong khoảng 5 – 6 giờ. Virus có nhiều trong mụn nước, màng bọc của mụn, đường xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hoá, vết thương xây xát ở da…

Phòng trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò, dê, lợn
Phòng trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò, dê, lợn

2. Nhận biết triệu chứng bệnh lở mồm long móng

2.1. Triệu chứng cục bộ

Thời gian nung bệnh 3-7 ngày, trung bình 3-4 ngày có khi chỉ trong khoảng 16 giờ.  

– Thể thông thường (thể nhẹ): Sau 2 – 3 ngày xuất hiện nhiều mụn ở niêm mạc miệng, chân, vú và chỗ da mỏng. Miệng chảy dãi dớt ra ngoài như bọt xà phòng.

Thể biến chứng (thể nặng): xảy ra khi chăm sóc con bệnh không đảm bảo vệ sinh, các mụn vỡ ra bị nhiễm trùng tạo thành vùng viêm hóa mủ ở những nơi mụn vỡ. Trâu, bò sốt cao, kém ăn hoặc không ăn.

2.2. Triệu chứng toàn thân

Trâu, bò ủ rũ, sốt cao (40 – 41oC), mũi khô, dáng điệu lù đù, kém ăn hoặc không ăn. Trường hợp nặng do vùng viêm bị hóa mủ nên con vật đi lại chậm chạp hoặc không đi được.

Xem thêm: Quản lý sâu bệnh hại trên cây cam Xoàn

3. Nhận biết bệnh tích của bệnh lở mồm long móng

3.1. Bệnh tích bên ngoài:

Chân: mụn loét, lở ở kẽ móng, móng long ra. Những con khi khỏi bệnh, bệnh tích để lại là những vết sẹo.

3.2. Bệnh tích bên trong:

Đường tiêu hoá: niêm mạc miệng, lợi, chân răng, má, lưỡi, hầu, thực quản, dạ dày, ruột tụ huyết, xuất huyết kéo thành mảng.

Đường hô hấp: viêm khí quản, cuống phổi, phổi.

4. Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng

4.1. Chẩn đoán lâm sàng:

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học như: vật sốt cao, niêm mạc miệng, kẽ móng, vú và những nơi da mỏng có mụn nước. Trâu, bò chảy nhiều nước dãi, kém ăn hoặc bỏ ăn, không đi lại, bệnh lây nhanh giữa trâu, bò ốm sang trâu, bò khoẻ…

Phòng trị bệnh lở mồm long móng
Phòng trị bệnh lở mồm long móng

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt với các bệnh như :

– Bệnh dịch tả trâu, bò: đi tháo nhiều;

– Bệnh đậu bò: mụn xung quanh có bờ, (LMLM không có bờ), ở miệng, chân không có bệnh tích.

Xem thêm: Sâu bệnh hại chính trên cây đậu tương và biện pháp phòng trừ

5. Phòng và trị bệnh lở mồm long móng

5.1. Phòng bệnh

* Phòng bằng các loại vắc xine sau:

– Vac xin đa giá OAC của Liên Xô (1978 – 1988).

– Vac xin đa giá OAC, ASIA 1 của hãng Hoechst Ấn Độ (1992).

– Vac xin đa giá OA22C, ASSIA 1 của hãng Rhone Merieux của Pháp (1993). Tiêm cho trâu, bò, bê, nghé, dê, cừu… trên 2 tuần tuổi. Liều lượng 2ml/con; dê, cừu 1ml/con. Sau khi tiêm 10 ngày gia súc miễn dịch và thời gian miễn dịch kéo dài 6 tháng.

5.2. Trị bệnh lở mồm long móng:

Không có thuốc đặc hiệu. Chữa triệu chứng bằng các loại axit hữu cơ (chanh, khế…) hoặc xanh Methylen, oxy già. Các vết loét trong mồm, lưỡi dùng xanh Methylen hoặc oxy già 5 – 10% bôi chống bội nhiễm. Khoảng sau 10 – 15 ngày gia súc khỏi bệnh. Đồng thời vệ sinh chuồng trại, bệnh súc sạch sẽ.

Bệnh lở mồm long móng ỏ dê
Bệnh lở mồm long móng ỏ dê

Các biện pháp khống chế bệnh lở mồm long móng:

– Trong chuồng bệnh súc đốt toàn bộ rơm, cỏ, rác thải hàng ngày, thu gom phân, nước tiểu vào hố ủ rồi tiêu độc bằng vôi sống (50kg vôi/m3).

– Phun tiêu độc chuồng nuôi và khu vực dân cư bằng hóa chất theo chỉ định của thú y (dùng Proryl 5% phun môi trường).

– Ngăn chặn không cho động vật, sản phẩm động vật dễ lây nhiễm ra, vào vùng có dịch.

– Cấm giết mổ trâu, bò, heo , dê, cừu… trong vùng dịch.

– Không bán chạy gia súc sang vùng khác làm dịch lan rộng.

Xem thêm: Quản lý sâu bệnh hại trên cây cam Xoàn

– Báo cáo cho cán bộ thú y các trường hợp gia súc bị bệnh và nghi bệnh.

– Tiêm phòng vành đai cho đàn trâu, bò và heo bằng vacxin. Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và sự nguy hiểm của bệnh để thực hiện tốt, triệt để các hướng dẫn của Ban chống dịch khi có dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *