Phòng trị bệnh tả trên trâu bò

Phòng trị bệnh tả trên trâu bò

1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh

Bệnh tả ở trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh của loài nhai lại. Bệnh có từ lâu ở các nước châu Âu và một số nước khác trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh gây nhiều thiệt hại cho đàn trâu, bò, nhất là thời Pháp thuộc. Hiện nay bệnh ít xảy ra, nếu có cũng mang tính chất lẻ tẻ.

1.2. Nhận biết mầm bệnh

Do virus dịch tả trâu, bò gây nên. Virus đề kháng kém đối với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ 50 – 60oC trong thời gian 20 phút chết. Các chất sát trùng thông thường tiêu diệt virus dễ dàng sau vài phút. Tất cả các động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai…) đều nhiễm virus này. Virus nhiễm vào cơ thể trâu, bò qua đường tiêu hoá.

Triệu chứng bệnh dịch tả ở trâu bò
Bệnh dịch tả ở trâu bò

2. Nhận biết triệu chứng bệnh

Thời kỳ nung bệnh: 3 – 4 ngày; cũng có thể lên đến 7 – 10 ngày.

Ở thể quá cấp (thể kịch liệt): bệnh phát ra nhanh chóng. Niêm mạc đỏ ứng. Vật chết nhanh trong khoảng 12 – 24 giờ. Có khi chưa kịp ỉa chảy thì đã chết. Do vậy người ta gọi là (dịch tả khô). Thể này ít thấy. 

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm rơm trên rơm rạ

Ở thể mãn: Vật gầy còm, lông dựng, thở dốc, ỉa chảy. Những con vật này chứa và gieo rắc mầm bệnh.

2.1. Triệu chứng cục bộ:

Mũi khô, niêm mạc (miệng, mắt…) có những điểm xuất huyết. Con vật chảy nước mắt, có dử. Mũi viêm chảy nước, lúc đầu lỏng vàng đục, sau đặc có mủ, mùi hôi thối. Ở gia súc cái âm hộ sưng đỏ, mép âm hộ chảy nước vàng, nhớt có màng giả. Niêm mạc miệng viêm đỏ sẫm hay tím nhạt, có vết loét, mụn loét bằng hạt thóc, hạt bắp, đồng xu hay từng mảng, phủ một lớp bựa màu vàng xám.

2.2. Triệu chứng toàn thân:

Thường xảy ra ở thể cấp tính: thể này thường hay gặp. Vật ủ rũ, run rẩy, nghiến răng, mắt lờ đờ, lưng cong, lông dựng, kém ăn hoặc bỏ ăn. Sốt cao (40 – 41oC), thời kỳ đầu phân táo bón, sau ỉa chảy phân loãng. Phân có lẫn máu màu nâu đen và có màng giả, mùi thối khắm… Con vật thở nhanh, khó, tim đập nhanh, yếu dần chết. (Tỉ lệ chết cao có thể 90 – 100%). Trâu, bò cái có chửa thường đẻ non hoặc sảy thai.

3. Nhận biết bệnh tích của bệnh

3.1. Bệnh tích bên ngoài:

Xác chết gầy, mắt hõm, có dử, mũi có chất rỉ đặc khô.

3.2. Bệnh tích bên trong:

Các niêm mạc tụ máu, xuất huyết. Xoang bụng, xoang ngực có dịch rỉ viêm. Bộ máy tiêu hóa tổn thương nhiều nhất. Trên niêm mạc có vết loét kích thước thay đổi, trên vết loét có phủ bựa màu xám; chất bã đậu; hoặc màng lẫn máu. Đặc biệt là van hồi manh tràng xuất huyết, tụ huyết, sưng, đỏ sẫm, tím bầm hoặc đen xạm, có khi bị loét. Trực tràng tụ huyết, xuất huyết thành từng vệt dài, gan vàng úa, dễ nát. Hạch màng treo ruột sưng, tụ huyết. Lách, thân tụ huyết, thịt mềm, nhão, thẫm máu. Niêm mạc túi mật xuất huyết.

Triệu chứng bên ngoài bệnh tả ở trâu bò
Triệu chứng bên ngoài bệnh tả ở trâu bò

4. Chẩn đoán bệnh

Cần phân biệt với một số bệnh sau: lở mồm long móng: chân, móng; loét da quăn tai, tụ huyết trùng: đột ngột, hầu sưng, chướng hơi…

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích lâm sàng điển hình như: trâu, bò sốt cao, thở khó, ỉa chảy, phân loãng có màng giả, mùi thối khắm, ỉa chảy vọt cần câu…

Xem thêm: Phòng trị bệnh lở mồm long móng

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt với một số bệnh sau: Bệnh lở mồm long móng: có các mụn loét ở chân, móng; bệnh tụ huyết trùng: thường xảy ra một cách đột ngột, hầu sưng, chướng hơi…

5. Phòng và trị bệnh tả ở trâu bò

5.1. Phòng bệnh tả 

Phòng trị bệnh tả ở trâu bò
Phòng trị bệnh tả ở trâu bò

Hiện nay dùng vacxin nhược độc đông khô tiêm cho bê trên 6 tháng tuổi và trâu, bò liều lượng 0,5 – 1ml/con miễn dịch 1 năm. Vệ sinh chuồng trại, tổ chức kiểm dịch…

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà ác hiệu quả cao qua từng giai đoạn

5.2. Trị bệnh tả:

Dùng kháng huyết dịch tả trâu, bò (điều trị sớm mới có hiệu quả).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *