Kỹ thuật cho ếch đẻ trái mùa cho hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật cho ếch đẻ trái mùa cho hiệu quả kinh tế cao

Phong trào nuôi ếch đẻ thương phẩm hiện đang phát triển rộng khắp vì nhanh thu hồi vốn cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, ếch sinh sản tự nhiên rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa khô ếch nghỉ đẻ nên thường thiếu giống và giá cả lại cao, gây trở ngại cho việc phát triển sản xuất.

Thay vì sinh sản tự nhiên, Ông Đinh Như Trực ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa- Thiên Huế đã mày mò nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của nhiều người để cho ếch đẻ nhân tạo trái mùa thành công bằng cách tiêm kích dục tố. Nhờ thế trong mấy năm gần đây ông Trực luôn chủ động được nguồn ếch giống để nuôi và bán cho người nuôi khác, cho hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi xin ghi lại kinh nghiệm của ông Trực để bà con các nơi tham khảo, vận dụng.

Kỹ thuật chăm sóc ếch

– Chọn ếch bố mẹ: Chọn những con khoẻ mạnh, ngoại hình tốt, da trơn bóng, con cái nặng tối thiểu 400g, con đực 300g đem nuôi thúc trước khi ghép đôi 1 tháng.

– Chọn thời điểm thích hợp (những hôm trời mát mẻ) đem ếch bố mẹ nhốt riêng 1 hôm không cho ăn rồi tiêm kích dục tố cho ếch vào 4-5 giờ chiều với liều lượng: ếch cái 1ml/con, ếch đực 0,5ml/con (1 ống kích dục tố đủ dùng cho 5kg ếch bố mẹ).

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cua đồng đơn giản

– Phun mưa nhân tạo: Tiêm kích dục tố xong thả ếch bố mẹ vào bể để cho chúng cặp đôi với tỷ lệ 1 cái + 1 đực hoặc 1 cái + 2 đực, mật độ khoảng 2 cặp/m2 và tiến hành phun mưa nhân tạo nhằm kích thích cho ếch tìm nhau ghép đôi  (khoảng 8-9 giờ tối) và đẻ trứng (từ 1 đến 5 giờ sáng). Cứ mỗi chu kỳ phun mưa khoảng 20 phút, nghỉ 30 phút lại tiếp tục phun mưa như vậy cho đến 9 giờ đêm thì ngừng hẳn. Sau đó, cần giữ yên tĩnh để cho ếch cặp đôi, đẻ trứng và thụ tinh tốt.

Mực nước trong bể sinh sản luôn giữ cố định ở mức 5-7 cm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ếch cặp đôi và đẻ trứng. Không để mực nước quá thấp hoặc quá cao sẽ làm cho ếch nhảy, dễ làm tan trứng hoặc trứng không thụ tinh được.

ếch đồng
Kỹ thuật cho ếch đẻ trái mùa

– Sau khi ếch đẻ xong bắt ếch bố mẹ ra để trứng nở và phát triển thành nòng nọc. Trứng ếch nở ở nhiệt độ 22-26oC, chỉ sau 22 giờ thành nòng nọc. Trong 2-3 ngày đầu, nòng nọc có khả năng tự dưỡng nhờ noãn hoàng dự trữ ở bụng. Khi noãn hoàng tiêu hết, nòng nọc mới tự kiếm ăn. Mật độ nòng nọc thích hợp từ 1.500 -2.000 con/m2.

– Trong giai đoạn này bà con cần chăm sóc để nòng nọc phát triển tốt. Sau khi nở 3-4 ngày, vớt phù du động vật từ ao về cho ăn hoặc ngày cho ăn bằng nòng đỏ trứng bóp nhuyễn, rắc đều quanh bể (4 quả/1 vạn nòng nọc/2 bữa sáng, chiều) tỷ lệ nòng nọc lên ếch trung bình đạt 50%.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc ao tôm trong mùa mưa

– San thưa: Sau 8 ngày nuôi ở bể, bà con tiến hành san thưa với mật độ 500-1000 con/m2. Thức ăn bổ sung gồm: 20-30% đạm động vật trộn với 70-80% bột ngũ cốc (cám gạo, bột ngô). Cho ăn 0,5-1kg/1 vạn con/ ngày. Tuỳ theo nhiệt độ, khoảng 21-25 ngày tuổi, nòng nọc rụng đuôi biến thành ếch con, có thể đem nuôi thương phẩm.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *